Thứ sáu 31/10/2014
Cỡ chữ: [-] Văn bản [+]

Fact sheets provided by ZEF on different topics

The Center of Development Research (ZEF), University of Bonn, has conducted several studies over the past years concerning policies and practices of water resource management in Vietnam and, more precisely, the Mekong Delta. Several outcomes are presented here in brief summaries including references for further reading.

 

Bài 1:


Phát triển thủy lợi, hiện đại hóa nông nghiệp và xu hướng kinh tế-xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long

 

by Klaus Vormoor

 

Mục tiêu của nghiên cứu này là nhận diện các xu hướng kinh tế-xã hội và những tác động có liên quan đến tài nguyên nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Như một kết quả của sự phát triển thần kỳ trong suốt ba thập kỷ qua, ĐBSCL đã trở thành một trong những vùng sản xuất nông nghiệp năng suất cao nhất trên thế giới. Sự thành công ấn tượng này trong phát triển kinh tế nông nghiệp dựa vào những thành tựu cải cách đạt được trong thời kỳ Đổi Mới cũng như sự phát triển liên tục của hệ thống thủy lợi và quản lý tài nguyên nước từ thời kỳ Pháp thuộc và về sau. Kể từ cuối thập niên 90, quy hoạch phát triển nông thôn của Chính phủ đã chú trọng đến sự đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp thay vì chỉ thúc đẩy sản xuất lúa độc canh như trước đây.

 

to read more... download (pdf)

 

Bài 2:

Nuôi trồng cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long

 

by Sven Genschick

 

Một trong những xu hướng quan trọng nhất hiện nay ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là phát triển lĩnh vực cá tra, đặc biệt là nuôi trồng và chế biến – một ngành phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên nước để phục vụ sản xuất. Đây cũng chính là một trong những nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu ở ĐBSCL. Sau đây là một số kết quả sơ bộ từ nghiên cứu thực tế:
Cá da trơn Việt Nam, được biết đến với tên gọi phổ biến là “cá tra” (Pangasianodon hypopthalmus) hoặc “cá basa” (Pangasius Bocourti), đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới và được xuất khẩu đi hơn 100 quốc gia trên toàn cầu.

 

to read more... download (pdf)

 

Bài 3:


Kiểm soát chế độ nước và các công trình thủy lợi: Cần nhất quán hơn

 

by Simon Benedikter

 

Kiểm soát chế độ nước luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc quản lý nguồn tài nguyên nước ở vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Sau đây là những phát hiện sơ bộ từ một cuộc nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này:
Với một cảnh quan sông nước rộng lớn, ĐBSCL bao gồm một mạng lưới dày đặc với các con sông/rạch thiên nhiên và kênh do con người đào vét trong ba thế kỷ qua, giai đoạn chủ chốt trong lịch sử môi trường gần đây của đồng bằng. Trong ba thập kỷ vừa qua (giai đoạn sau khi đất nước được thống nhất), sự can thiệp của con người vào chế độ sinh thái phức tạp của vùng đồng bằng thậm chí đã tăng lên càng ngày đều đặn với việc xây dựng các công trình thủy lợi như đê điều, kè, trạm bơm, và vô số các cống dẫn nước. Ngày nay, các công trình thuỷ lợi này đã xuất hiện khắp nơi ở vùng ĐBSCL.

 

to read more... download (pdf)

 

Bài 4:


Phát triển thủy lợi và tác động môi trường

 

by Simon Benedikter

 

Những tác động môi trường của các dự án phát triển cơ sở hạ tầng đã cấu thành một khía cạnh khác liên quan đến việc kiểm soát quy hoạch và quản lý thủy lợi. Phạm vi cũng như mức độ ảnh hưởng của khía cạnh này sẽ được phân tích cụ thể dưới đây:
Quy hoạch thủy lợi ở vùng ĐBSCL đã đạt đến đỉnh cao đầu tiên với việc lập quy hoạch tổng hợp NEDECO trong những năm 1990. Đến nay, quy hoạch tổng hợp này vẫn là nền tảng quan trọng cho việc quy hoạch thủy lợi và nhiều dự án có liên quan đang được thực hiện nay. Tuy nhiên, trước xu hướng phát triển của đất nước, quy hoạch tài nguyên nước đã có nhiều thay đổi đáng kể trong thời gian gần đây.Trước đây, việc xây dựng hạ tầng cơ bản thủy lợi tập trung vào các công trình nhỏ và riêng lẻ như kênh mương, đê điều, trạm bơm. Nhưng trong 20 năm qua, các phương pháp tiếp cận quy mô lớn đã phổ biến hơn.

 

to read more... download (pdf)

 

Bài 5:

Tác động tiêu cực của đê điều ở Thành Phố Cần Thơ

 

by Pham Cong Huu

 

Rủi ro là sự liên kết xác xuất của một sự kiện và các hậu quả kèm theo (UDSDR, 2009). Rủi ro lũ có thể được hiểu là sự kiện lũ vượt quá khả năng thích ứng và dự đoán của con người dẫn đến các thiệt hại về đời sống, vật chất và tinh thần của con người. Vì vậy, quản lý lũ cần phải có tiến trình quản lý một cách rõ ràng đối với các thảm họa của lũ, nhưng không làm mất đi các lợi thế của lũ (Phạm Công Hữu 2009). Ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), rủi ro và tác động tiêu cực của lũ hàng năm đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh kế của người dân trong suốt nhiều thập kỷ qua. Lũ đã gây biết bao thiệt hại về người, sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng dẫn đến tổn thương của nhiều người sống trong vùng ngập lũ. Vì vậy, người dân mong muốn quản lý được rủi ro của lũ nhằm giảm thiểu thiệt hại của chúng.

 

to read more... download (pdf)

 

Bài 6:

Tổ chức cộng đồng (CBO) và quản lý tài nguyên nước ở địa phương

 

by Simon Benedikter, Gabi Waibel,

Nguyen Duy Can

 

Nước là nguồn tài nguyên có vai trò chính yếu đối với sinh kế của người dân địa phương và sự phát triển của Tp. Cần Thơ. Số lượng tổ chức cộng đồng (CBO) được thành lập ở thành phố này vào những năm giữa thập niên 1980 và những năm gần đây đã tăng lên đáng kể. Nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn vai trò của các tổ chức này đối với lĩnh vực quản lý tài nguyên nước ở địa phương, một cuộc khảo sát điều tra trong khuôn khổ dự án này đã được thực hiện.
Sự xuất hiện của những tổ chức cộng đồng có liên quan với một loạt các chính sách đổi mới, chẳng hạn như chính sách khuyến khích tự do kinh tế và cải cách hành chính bắt đầu từ năm 1986, cũng như sự cải cách sâu rộng khung pháp lý về việc quản lý tài nguyên nước. Sau khi Luật Tài nguyên nước ra đời lần đầu tiên vào năm 1998, chức năng quản lý tài nguyên nước đã được phân chia nhằm tách biệt việc quản lý tài nguyên nước với các dịch vụ có liên quan với nước (ví dụ: tưới tiêu, cung cấp nước sạch, thoát nước thải, vv).

 

to read more... downlaod (pdf)

 

Bài 7:

Kiểm soát lũ và sự giảm sút của nguồn cá tự nhiên


by Judith Ehlert

 

Nghiên cứu này quan tâm đến nhận thức của người dân địa phương về việc “sống chung với lũ” cũng như khả năng đối phó với sự giảm sút của nguồn tài nguyên cá tự nhiên.
Đặc điểm của chế độ lũ đã thay đổi cùng lúc với sự can thiệp liên tục của con người vào hệ sinh thái tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tăng cường kiểm soát lượng nước thông qua việc xây dựng các bờ kè đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển đổi từ vụ lúa nước sang hai hoặc ba vụ thâm canh với sản lượng cao và nâng cao tình hình kinh tế, phúc lợi xã hội cho toàn khu vực. Hầu hết nhà cửa của người dân địa phương được xây dựng trên các tuyến đê điều không còn bị ảnh hưởng do lũ và điều này đã làm cho cuộc sống của họ thuận tiện hơn.

 

to read more... download (pdf)

 

Bài 8:


Dự báo thời tiết và lũ lụt truyền thống và hiện đại

by Judith Ehlert

 

Một phần của nghiên cứu về “sống chung với lũ” là để tìm hiểu cách thức dự báo thời tiết và lũ lụt của người dân. Nghiên cứu này đã thu được một số các kết quả như sau:
Là một vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, kiến thức môi trường của người nông dân về đặc điểm của thời tiết và lũ lụt qua thời gian đã phát triển trên cả mức cần thiết để có thể tổ chức sản xuất nông nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. Nhiều giống lúa mùa thích ứng rất tốt với lũ lụt hàng năm vì thân cây lúa tăng trưởng đủ cao và đã thích nghi được với mùa nước lên.

 

to read more... download (pdf)

 

Bài 9:

Sử dụng nước sạch ở những khu vực bán đô thị của Tp. Cần Thơ


by Nadine Reis

 

Khu vực bán đô thị của Tp. Cần Thơ được chia thành khu vực có hệ thống cấp nước sạch và khu vực chưa xây dựng những công trình này. Nghiên cứu ở cả hai khu vực này cho thấy, việc có nối với hệ thống cấp nước sạch hay không chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng hộ gia đình. Cụ thể là, ở những khu vực có nối với hệ thống cấp nước, việc mua đồng hồ nước và ống dẫn nước - những thiết bị cần thiết để dẫn nối với trạm cung cấp nước - luôn là gánh nặng tài chính cho nhiều hộ gia đình. Trong những khu vực không có trạm cung cấp nước sạch (nước máy), người dân vẫn phải tốn chi phí để mua nước đóng chai (trường hợp này khá hiếm gặp), khoan giếng riêng, và (hoặc) chuẩn bị những thiết bị hứng và trữ nước mưa (chẳng hạn như mái nhà, lu khạp).

 

to read more... download (pdf)

 

Bài 10:

Tìm hiểu sự chuyển giao tri thức trong ngành cấp nước
tại Tp. Cần Thơ


by Quy Hanh Nguyen

 

Ô nhiễm gia tăng do các hoạt động sản xuất nông nghiệp thâm canh và sự mở rộng hoạt động công nghiệp thiếu quản lý chặt chẽ về môi trường đã làm vô hiệu các phương thức lấy nước truyền thống của người dân. Hơn nữa, do mạng lưới cung cấp nước ống không thể phủ khắp nên nước tinh khiết đã trở thành ưu tiên đối với dân cư tại Tp. Cần Thơ dù nó không là sự đầu tư dễ dàng đối với người dân nông thôn. Kết quả một điều tra do các nghiên cứu viên của Việt Nam và Đức thực hiện vào năm 2007 cho thấy, nước tinh khiết là nguồn nước uống được sử dụng nhiều nhất ở cộng đồng ven đô An Bình (Herbst và ctv. 2009: 225f). Để đáp ứng nhu cầu nước uống ngày càng tăng, ngành cung cấp nước tinh khiết cũng đang dần lớn mạnh.

 

to read more... download (pdf)

 

Bài 11:

Ô nhiễm nước và thực thi pháp luật tại Tp. Cần Thơ


by Nguyen Thi Phuong Loan

 

Nhằm đảm bảo sự quản lý bền vững nguồn tài nguyên nƣớc khung pháp lý về lĩnh vực nƣớc ở Việt Nam đang từng bƣớc đƣợc hình thành và hoàn thiện trong suốt một thập kỷ qua. Luật Tài nguyên nƣớc số 08/1998/QH10 ban hành vào năm 1998 (gọi tắt là Luật Tài nguyên nƣớc) đã hình thành một nền tảng pháp lý cho hệ thống pháp luật về bảo vệ nguồn tài nguyên nƣớc ở Việt Nam. Hơn 300 văn bản pháp luật có liên quan đã đƣợc ban hành dƣới nhiều hình thức khác nhau điều chỉnh hầu hết mọi lĩnh vực có liên quan đến việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nƣớc ở Việt Nam. Trong những năm qua, khung pháp lý này luôn không ngừng đƣợc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của đất nƣớc. Đặc biệt là các chính sách, kế hoạch và văn bản pháp luật về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng và ô nhiễm nguồn nƣớc luôn đƣợc đề cao.

 

to read more... download (pdf)

 

Bài 12:

Cải cách hành chính: Thay đổi cấp bậc và những hạn chế đối với quy hoạch


by Gabi Waibel

 

Do sự tăng trưởng dân số và cải cách hành chính, công tác quy hoạch và các đơn vị quản lý hành chính nhà nước liên tục được thay đổi và điều chỉnh ở Việt Nam. Số liệu về sự phát triển kinh tế - xã hội của những đơn vị hành chính này được thu thập bởi các cơ quan hành chính nhà nước ở khắp các tỉnh thành. Số liệu thống kê của địa phương sẽ được cán bộ hành chính địa phương gửi đến các cơ quan cấp trên. Những cơ quan của tỉnh và trung ương biên soạn dữ liệu và lập báo cáo hàng năm để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm xác định các mục tiêu quy hoạch. Hơn nữa, những số liệu này cũng được sử dụng cho công tác giám sát và phân tích những tiến trình thay đổi và phát triển lâu dài. Do đó, những biến đổi về quy mô/cấp của dữ liệu tham khảo có thể sẽ dẫn đến một số những tác động (không) mong đợi.

 

to read more... download (pdf)

 

Bài 13:

Xây dựng cụm tri thức ở miền Nam Việt Nam


by Tatjana Bauer

 

Tri thức đóng vai trò quan trọng trong những giải pháp phát triển bền vững cũng như trong công tác quản lý tài nguyên nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Một trong những khía cạnh quan trọng liên quan đến vấn đề này là công tác kiến tạo tri thức hiện nay đang được tổ chức như thế nào.
Ở miền Nam Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh là một trong những cụm tri thức chủ yếu xuất hiện ở Việt Nam và tiếp theo đó là những cụm nhỏ hơn ở Tp. Cần Thơ, ĐBSCL. Các cụm tri thức này được hình thành từ các quyết sách, khả năng và trình độ học vấn, tình trạng cơ sở hạ tầng và sự hiện diện của các tổ chức góp phần tạo tri thức như các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, các cơ quan nhà nước về nghiên cứu và các công ty chuyên ngành liên quan đến tri thức.

 

to read more... download (pdf)

 

Bài 14:

 

Vấn đề lân cận ở Việt Nam - Làm thế nào để tiếp cận thông tin

by Tatjana Bauer

 

Các nhà nghiên cứu thường dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau để nâng cao kiến thức, trao đổi ý kiến và giải đáp những câu hỏi nghiên cứu căn cứ vào kết quả ghi nhận được từ những công bố của những nhà nghiên cứu khác. Kết quả của những dự án nghiên cứu khoa học nên được công bố công khai cho người sử dụng để tránh tình trạng trùng lập nghiên cứu và để thúc đẩy sự cách tân trong nghiên cứu. Những ấn phẩm như sách hoặc tạp chí bao gồm cả tạp chí khoa học và bản tin sẽ cung cấp những kết quả cập nhật mới nhất làm tiền đề và nền tảng cho những ý tưởng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

 

to read more... download (pdf)

 

Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.