Tóm tắt:
Người dân nông thôn của Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng phải đối mặt với nhiều vấn đề do ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Khoảng một nửa dân số bị thiếu nước sạch quanh năm. Với tập quán vệ sinh và điều kiện vệ sinh môi trường kém làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nước. Ở cấp chính sách, chương trình tín dụng nhỏ trên toàn cầu đã trở thành một công cụ phổ biến để giải quyết những vấn đề như vậy. Bài báo này phân tích tính hiệu quả của chương trình vi tín dụng dành cho việc cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tại vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Có thể kết luận rằng chương trình có hiệu quả tích cực đối với việc loại bỏ chất thải của con người một cách an toàn hơn và tăng cường chất lượng nước sông và kênh rạch. Tuy nhiên, chương trình chỉ có một tác động cận biên giảm nghèo vì nó chỉ đến với các hộ gia đình khá giả đã được tiếp cận nước sạch. Ở mức độ tổng quát hơn, bài báo chỉ ra kết quả của chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bị ảnh hưởng đáng kể bởi bởi hệ thống thiết lập sinh thái, kỹ thuật và xã hội địa phương, đặc biệt là lợi ích của các bên có liên quan. Cuối cùng các tác giả đưa ra giả định chung là việc cung cấp nước và vệ sinh, trong mọi hoàn cảnh, cần được kết hợp chung vào cùng một chính sách.
Đường dẫn: download