Tóm tắt:
Nước ở Đồng bằng sông Cửu Long có ở mọi nơi và đóng một vai trò rất quan trọng đối với người dân nông thôn, cuộc sống của họ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên với nhiều hoạt động sinh kế đa dạng. Bài viết1 này tập trung vào phân tích tương tác xã hội giữa người dân có ruộng (nông dân) và người dân không có ruộng (ngư dân) trong mùa lũ (mùa nước nổi) hàng năm ở góc độ tri thức địa phương. Người ta tranh luận rằng tri thức địa phương sẽ là nguồn chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng do sự giảm sút về sản phẩm ngư nghiệp tự nhiên. Tri thức không giống như "ánh sáng" do đó thành phần chính lược và thành phần ngầm của tri thức địa phương làm cho sự chia sẻ tri thức bi hạn chế về mặt kỹ thuật trong quá trình tương tác. Sự tương tác dựa trên một quá trình xây dựng lòng tin một cách tinh tế. Quá trình chuyển đổi hiện đại hóa nông nghiệp hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ ở Đồng bằng sông Cửu Long, điều này có thể làm gia tăng sự bất an sinh kế trong tương lai. Tri thức địa phương như là tài sản thích ứng trong quá trình thay đổi mối quan hệ giữa xã hội – nước sẽ được phân tích.
Đường dẫn: download