Thứ sáu 31/10/2014
Cỡ chữ: [-] Văn bản [+]

ZEF - Những kết quả ban đầu của cuộc điều tra về tài sản tri thức

Cuộc điều tra này được thực hiện với mục đích đo lường tài sản tri thức của những tổ chức có liên quan đến tài nguyên nước xét về mặt năng lực cá nhân. Trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn mà những người làm việc cho các viện nghiên cứu, các đại học và giới chức chính quyền địa phương tại Tp. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long có là gì? Việc nhắm đến một nhóm lớn những thành viên của các tổ chức này đã cho chúng tôi một bức tranh chính xác hơn nhiều chẳng những về những người làm việc trong những tổ chức này mà còn về những hoạt động nghiên cứu đang tiến hành chẳng hạn như các dự án, công trình xuất bản, việc tham dự vào những cuộc hội thảo và hội nghị. Những kết quả sẽ được đối chiếu với những cuộc phỏng vấn chuyên viên đã được thực hiện cũng như những quan sát tham dự được thực hiện trong nghiên cứu thực tế . Trong tương lai, cần phải được đánh giá xem những điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và phổ biến tri thức đang tồn tại đến mức độ nào và phân tích xem những cơ hội và những rào cản đối với sự phát triển trong tương lai của cộng đồng nghiên cứu và khoa học của Việt Nam là gì.



Hình1 – bên trái: Trình bày về phương pháp nghiên cứu thực tế (Nguồn: Tatjana Bauer), bên phải: Bảng hỏi của cuộc điều tra về tài sản tri thức (Nguồn: Tatjana Bauer).

Bảng hỏi đã được thiết kế trong giai đoạn đầu của nghiên cứu điền dã (Tháng 6/2008). Cùng với các nhà nghiên cứu Việt Nam, cuộc điều tra đã được triển khai và được thử nghiệm. Các cuộc hội thảo đã được tổ chức để giới thiệu chủ đề nghiên cứu khá mới này trong khung cảnh của Việt Nam và để hoàn tất thiết kế và quy trình của cuộc điều tra.

Tính tổng cộng, có 282 bảng hỏi đã nhận được sự trả lời của những thành viên người Việt Nam làm việc trong 7 trường đại học, viện nghiên cứu và giới chức chính quyền địa phương có liên quan đến việc quản lý nguồn nước.

95% trong tất cả những người trả lời có bằng Cử nhân, 28% có bằng Thạc sĩ, 7% có bằng Tiến sĩ và 1% có học hàm giáo sư. Điều đáng lưu ý là gần một nửa những người được phỏng vấn có bằng Cử nhân hiện đang học một chương trình Thạc sĩ. Ngoài ra, hơn 30% những người trả lời đã học ở nước ngoài và đây là một tỷ lệ rất cao xét trong bối cảnh thu nhập thấp của những người làm nghiên cứu ở Việt Nam. Về phương diện này, sẽ là điều thú vị khi phân tích sự hợp tác khoa học quốc tế đã có tác động nào đối với khu vực giáo dục và nghiên cứu tại Việt Nam.

Một điểm có ý nghĩa khác là phong cách thông tin và liên lạc của những thành viên người Việt Nam làm việc trong các tổ chức này. Cuộc điều tra đã cung cấp dữ liệu có giá trị để minh chứng rằng những vấn đề văn hóa và xã hội định hình thói quen làm việc và cách giao tiếp của họ. Phân tích bước đầu cho thấy rằng những cuộc gặp gỡ cá nhân phi chính thức và liên lạc bằng điện thoại là những phương tiện giao tiếp quan trọng nhất tại Việt Nam. Những hàm ý nào mà những cơ cấu này có đối với các hoạt động nghiên cứu là điều sẽ phải được phân tích kỹ hơn.

Ngoài ra, bảng hỏi còn cho thấy cơ cấu tổ chức về mặt giao động trong lực lượng lao động. Kết quả ban đầu cho thấy rằng khoảng 60% trong số tất cả những người trả lời chưa bao giờ làm việc cho một tổ chức khác trước đây. 25% trong số những người trả lời còn lại đã có việc làm khác trong vòng dưới 3 năm trước khi vào làm việc cho cơ quan hiện tại. Những con số này cho thấy rằng sự làm việc suốt đời trong cùng một tổ chức là một hình thức làm việc thông thường và rằng kinh nghiệm làm việc và sự thâm niên đóng một vai trò cốt yếu trong những cơ quan được chọn.



Hình 2 – bên trái: Phòng nhật báo và tạp chí của Thư viện khoa học tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh (Nguồn: Tatjana Bauer), bên phải: Khóa tập huấnđào tạo quản trị tri thức tại Tp. Hồ Chí Minh (Nguồn: Tatjana Bauer).

Một vấn đề thiết yếu khác cần được làm rõ là câu hỏi các nhà nghiên cứu ở Việt Nam sử dụng những nguồn tri thức và thông tin nào cho nghiên cứu của họ. Ngoài ra, cũng rất lý thú khi cho thấy những ấn phẩm trong nước và quốc tế có liên quan như thế nào đến sự sản xuất tri thức mới tại Việt Nam. Cuộc điều tra cho thấy rằng mạng Internet được xem là nguồn thông tin quan trọng nhất, kế tiếp là sách bằng tiếng Việt và sự trao đổi với đồng nghiệp tại viện của họ.

Trong những tháng tới, sự phân tích về những cuộc phỏng vấn chuyên viên, những quan sát tham dự cũng như những kết quả chi tiết hơn của cuộc điều tra sẽ đem lại một sự hiểu biết tốt hơn về các hiện tượng này. Những giải thích và những hàm ý đối với sự phát triển trong tương lai của những ngành nghiên cứu khác nhau và của toàn bộ lãnh vực khoa học và nghiên cứu của Việt Nam sẽ được thảo luận trong luận án sắp hoàn thành.

Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.