Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng ngập lũ và lũ gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng đến sinh kế của người dân. Đặc biệt trận lũ lịch sử năm 2000 đã tàn phá mùa vụ canh tác lúa, nuôi trồng thủy sản, nhà cửa và cơ sở hạ tầng trong những vùng bị ngập lũ. Các cấp chính quyền địa phương tại Thành phố Cần Thơ đã xây dựng hệ thống đê bao để đối phó và ngăn chặn các động tiêu cực của lũ từ năm 2004. Biểu đồ sau đây chỉ cho thấy rằng: rõ rằng hệ thống đê bao mới đã giảm các thiệt hại và đồng thời đảm bảo sự an toàn cho các hoạt động sinh kế của người nông dân trong những vùng lũ được bảo vệ.
Biểu đồ 1: Giá trị thiệt hại lũ ở Thành phố Cần Thơ. Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Cần Thơ 2009
Tuy nhiên, hệ thống đê bao mới đã tạo ra các bất lợi đến sự thay đổi về thể chế lũ (xem biểu đồ 2). Ví dụ, căn cứ vào số liệu thủy văn tại Trung tâm Khí tượng Thủy văn và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Cần Thơ, mức nước lũ sâu hơn so với trước đây trong những vùng bị ngập lũ thấp hơn. Tại Thành phố Cần Thơ, mức nước lũ trung bình trong mùa mưa (từ tháng Chín đến Mười Một) đã tăng từ năm 2004 đến 2007. Tuy nhiên, mức nước lũ trung bình đo được tại các Trạm Thủy văn Tân Châu và Châu Đốc ở vùng đầu nguồn vẫn ở mức thấp.
Biểu đồ 2: Mức ngập lũ trung bình và cao nhất từ tháng Chín đến Mười Một tại các trạm Thủy Văn ở ĐBSCL từ năm 2000 đến 2007. Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy Văn và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Cần Thơ 2009
Ngoài ra, đỉnh lũ cao nhất tại Thành phố Cần Thơ năm 2000 đã xuất hiện sau khi xây dựng công trình đê bao. Đỉnh lũ cao nhất tại Thành phố Cần Thơ năm 2007 đã được nghi nhận tương đương đỉnh lũ cao nhất năm 2000 (2,03m). Do đó, hệ thống đê bao là một trong các nhân tố chính cấu thành mức độ ngập lụt sâu hơn cho những vùng ngập lũ ở ĐBSCL.
Căn cứ vào các bằng chứng này có thể kết luận hệ thống đê bao mới có cả thuận lợi và bất lợi. Tuy nhiên, sự gia tăng mức độ ngập lũ sẽ đe dọa đến phát triển bền vững trong những vùng ngập lũ thấp hơn như Thành Phố Cần Thơ. Ngoài ra, nguy cơ vỡ đê bao khi lũ dâng cao hơn đỉnh cao nhất của chúng bởi vì độ cao của đê bao chỉ được được thiết kế và xây dựng dựa vào số liệu lũ và kịch bản lũ năm 2000. Khi lũ dâng lên đến một ngày nào đó, rủi ro và nguy cơ vỡ đê bao xảy ra và các thiệt hại lũ sẽ nghiêm trọng hơn trước. Vì vậy, hệ thống đê bao hiện nay cần được xem xét lại và đặc biệt các tác động tiêu cực phải được giảm trong những vùng ngập lũ thấp hơn.