Nghiên cứu nhận thức ở địa phương trong việc kiểm soát mùa lũ ở Đồng bằng Sông Cửu Long (sau đây gọi là ĐBSCL) phân tích về các thói quen sinh hoạt văn hóa và nuôi trồng có thể nuôi dưỡng sự thích ứng với môi trường tự nhiên như thế nào. Thành phố Cần Thơ được xem là một trường hợp đặc trưng thú vị cho việc nghiên cứu do lịch sử định cư riêng biệt của thành phố này. Ở các huyện phía Tây – Bắc của thành phố, người ta có thể tìm thấy khu vực mà ở đó chủ yếu là người miền Bắc sinh sống. Những người này đã di cư đến ĐBSCL vào giữa những năm 1950.
Tình hình lũ lụt tại miền Bắc Việt Nam rất khác so với vùng ĐBSCL từ điều kiện thủy văn. Trong khi miền Bắc phải đối mặt với tình trạng lũ quét, thì lũ tại miền Nam lại có đặc tính khởi phát chậm với mực nước lũ dâng lên và rút xuống chậm. Ngoài ra, mặc dù tần số và mức độ của các cơn bão ở vùng đồng bằng tăng lên trong thời gian gần đây, các cơn bão ở miền Bắc lại nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu này sẽ phân tích kinh nghiệm ứng phó với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở miền Bắc được biểu hiện như thế nào với mô hình định cư của cộng đồng người miền Bắc ở vùng đồng bằng ngày nay. Liên quan đến vấn đề trên thì sự khác biệt về các kiểu nhà ở (về vật liệu xây dựng và hình dạng) sẽ được chú ý đến. Trong khi người miền Bắc ưu tiên sử dụng các vật liệu xây dựng mang tính kiên cố như gạch và bê tông, thì truyền thống của “người dân địa phương” là sử dụng các vật liệu nhẹ. Khi người miền Bắc di cư đến vùng đồng bằng vào giữa những năm 1950 họ đã sử dụng hỗn hợp đất và rơm với cột chống là khung tre; để phòng nguy cơ hỏa hoạn, họ luôn xây nhà bếp như những túp lều riêng biệt. Trái lại, người dân địa phương chủ yếu sử dụng rơm và lá cây để xây nhà và đặt nhà bếp bên trong nhà.
Một cuộc khảo sát được thực hiện với mục đích phân loại nhà ở tại một xã của cộng đồng người miền Bắc, cũng như tại một xã của cộng đồng người miền Nam – hai xã này có tình hình kinh tế ngang nhau. Hơn nữa, các nhóm thảo luận tập trung đã được tổ chức tại hai cộng đồng này nhằm tiếp cận có phương pháp vấn đề về sự khác nhau về văn hóa sẽ cung cấp kinh nghiệm thích ứng sinh thái, cũng như thích ứng với sự biến đổi khí hậu. Hiện tại, các dữ liệu thực nghiệm đang được phân tích.
Hình 2 – bên trái: Tường đất – rơm cũ với khung tre, bên phải: khảo sát kiểu nhà ở
(1) Thuật ngữ người địa phương được sử dụng bởi cộng đồng người miền Bắc để chỉ những người sống tại vùng đồng bằng trước khi họ đến để định cư trong vùng nghiên cứu.