Thứ sáu 31/10/2014
Cỡ chữ: [-] Văn bản [+]

Chuyên chở hàng hóa bằng đường thủy

Sông Mê-kông hình thành nên một con đường thông thương quan trọng cho cả thị trường quốc gia và xuất nhập khẩu hàng hóa. Do sản xuất và lưu lượng buôn bán không ngừng tăng trong ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và công nghiệp của địa phương, nhu cầu về cung ứng cho giao thông vận tải cũng ngày càng tăng cao.Hiện tại, Đồng bằng Sông Cửu Long có 25.000 km sông và kênh rạch với 500.000 tàu qua lại mỗi ngày (> 1 DWT = trọng tải toàn phần), trong đó 66 % là hàng hóa và 33 % dùng cho chuyên chở khách. Lưu lượng giao thông tuy không phải là vấn đề, song lại rất khó kiểm soát và quản lý đường thủy: Riêng ở Việt Nam, trên 40 % tàu thuyền không có đăng ký và chỉ có 27 % bến tàu có giấy phép hoạt động (MONRE 2009).


 

Các số liệu trình bày ở đây cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của vận tải đường thủy ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh trong thập kỷ qua: Năm 2003, tổng lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đường thủy ở Đồng bằng Sông Cửu Long là 26.711.000 tấn. Hơn nữa, sự phân bổ không gian cho thấy rõ ràng sự tập trung của giao thông đường thủy ở khu vực đông bắc của Đồng bằng, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng trong năm này, riêng Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh Long An chiếm 45 % tổng lượng hàng hóa chuyên chở. Tuy nhiên vào năm 2006, tình hình đã có chút thay đổi: An Giang, một trong những tỉnh phía Bắc của Đồng bằng Sông Cửu Long, đã tăng gấp hơn ba lần lượng hàng hóa chuyên chở bằng tàu hàng năm của tỉnh, từ 3.492.000 lên 12.791.000 tấn chỉ trong vòng ba năm. Tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng này (trên 360 %), hầu như chắc chắn là có liên quan đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thủy sản và các công ty chế biến cá (xem bản đồ “Các Tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long - Sản lượng Nuôi trồng Cá, 2004 và 2007”). Hơn nữa, sự gia tăng không ngừng của ngành sản xuất gạo ở thượng lưu châu thổ cũng có thể đóng một vai trò nhất định, tuy nhiên gạo thường được vận chuyển từ nhà nông tới nhà máy gạo bằng thuyền và sau đó bằng đường bộ tới Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng cộng lượng hàng hóa chuyên chở bằng đường thủy ở Đồng bằng Sông Cửu Long tăng 67%, tương đương 44.620.400 tấn, mỗi năm từ 2003 đến 2006 trong khi Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ tăng tương ứng là 17 %, tương đương 14.921.400 tấn mỗi năm.

Đầu tư tương lai cho ngành vận tải đường thủy hiện nay dự kiến nhằm một mặt nâng cao mối liên kết về cơ sở hạ tầng giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng Sông Cửu Long, và mặt khác là tăng cường các khu vực xuất khẩu của Đồng bằng với biển. Hiện tại, sông Đinh An, nối Cần Thơ và các thành phố cảng khác thuộc Sông Hậu với Biển Đông, mới chỉ có thể cung ứng được cho tàu thuyền với tải trọng dưới 5.000 DWT (MONRE 2008). Tuy các đầu tư trên sẽ tốn kém hàng trăm triệu đô, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự của khu vực đang thay đổi và tăng trưởng nhanh chóng này (MONRE 2008).

References

Monre (2008): New canal to be dug to link Mekong Delta with East Sea. (01.12.2008)
link to document

Monre (2009): Mekong Delta waterway projects need investment (19.01.2009)
link

 

 

 

Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.
Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.