Các bản đồ minh họa sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng năm ở cấp tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Hình 1: Đồng bằng Sông Cửu Long – Sản lượng Nuôi trồng Thủy sản, 2004. Tỷ lệ: 1:600.000
Hình 2: Đồng bằng Sông Cửu Long – Sản lượng Nuôi trồng Thủy sản, 2007. Tỷ lệ: 1:600.000
GIS: Hệ tọa độ tham khảo: Phép chiếu UTM 48 N; Mốc đo lường WGS 84
Các thuộc tính bản đồ quan trọng nhất như giá trị lớp và tỷ lệ tham chiếu được trình bày trong khung bản đồ.
Vào cuối những năm 1990, chính sách phát triển nông thôn khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long của chính phủ đã chuyển đổi từ sản xuất gạo độc canh sang phát triển ruộng đất đa dạng hóa, trong đó tập trung nhiều vào nuôi trồng thủy sản. Kể từ đó, nuôi trồng thủy sản đã trải qua một thời kỳ phát triển đáng kể cùng với tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ của nhiều tỉnh trong khu vực này. Năm 2007, Đồng bằng Sông Cửu Long đã sản xuất được khoảng 1,5 triệu tấn thủy sản, chủ yếu là tôm và cá tra nuôi trong khu nuôi thủy sản, chiếm 72% sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước. So với năm 2004, sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng năm đã tăng gấp đôi vào năm 2007 chỉ trong vòng 3 năm (tổng sản lượng năm 2004: 770.000 tấn / tổng sản lượng năm 2007: 1.500.000 tấn).
Nuôi trồng tôm chủ yếu được thực hiện ở các khu vực ven biển ở hạ lưu, nơi các rừng đước và nước lợ là những điều kiện rất thuận lợi cho nuôi tôm thâm canh. Năm 2007, Đồng bằng Sông Cửu Long đã sản xuất được khoảng 315 nghìn tấn tôm, chiếm 81% tổng sản lượng tôm của Việt Nam. Hiện nay, trung tâm nuôi tôm của Đồng bằng nằm ở các tỉnh ven biển như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh, là những nơi có sản lượng tôm lớn nhất của Đồng bằng.
Đối với ngành nuôi cá tra, lượng nước ngọt dồi dào là một nguồn sản xuất rất quan trọng. Do vậy các trung tâm nuôi nuôi cá tra nằm ở thượng lưu, là các khu vực ngập lụt của châu thổ, bao gồm các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ là những trung tâm sản xuất chính. Năm 2007, 1,1 triệu cá đã được nuôi trồng ở Đồng bằng Sông Cửu Long, chiếm 73% sản lượng của cả nước.