Các bản đồ minh họa sản lượng nuôi trồng cá hàng năm ở cấp tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Hình 1: Đồng bằng Sông Cửu Long – Sản lượng Nuôi trồng Cá, 2004. Tỷ lệ: 1:600.000
Hình 2: Đồng bằng Sông Cửu Long – Sản lượng Nuôi trồng Cá, 2007. Tỷ lệ: 1:600.000
GIS: Hệ tọa độ tham khảo: Phép chiếu UTM 48 N; Mốc đo lường WGS 84
Các thuộc tính bản đồ quan trọng nhất như giá trị lớp và tỷ lệ tham chiếu được trình bày trong khung bản đồ.
Ngành nuôi cá ở Đồng bằng Sông Cửu Long đã phát triển nhanh chóng kể từ khi chính sách nông nghiệp của chính phủ Việt Nam chuyển từ sản xuất gạo độc canh sang mô hình hệ thống nuôi trồng đa dạng hóa (vào cuối những năm 1990). Với hơn một triệu tấn cá nuôi, hiện nay, sản lượng của châu thổ đã tăng lên 6 lần so với 10 năm trước là 1997 và chiếm trên 70% tổng sản lượng cá nuôi trên cả nước.
Trong bối cảnh này, ngành nuôi cá (chủ yếu là cá tra & cá basa) đã trở thành một ngành kinh doanh sinh lợi cho nhiều người ở châu thổ, đặc biệt là ở những khu vực nơi có đủ nước ngọt quanh năm. Do vậy, trong những năm gần đây, các tỉnh thượng lưu gồm Đồng Tháp, An Giang và khu vực phía Bắc Cần Thơ đã phát triển thành một trung tâm sản xuất cá tra. Hiện nay, với trên 600 nghìn tấn cá nuôi, ba tỉnh này đã sản xuất 55% sản lượng của châu thổ và chiếm trên 40% sản lượng cá nuôi quốc gia. Một phần lớn lượng cá tra ở Đồng bằng Sông Cửu Long được xuất khẩu ra thị trường toàn cầu ở Châu Âu và Mỹ.
Tuy những tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng này cho thấy tầm quan trọng của ngành nuôi cá đối với sự phát triển của châu thổ ngày nay, song đồng thời những vấn đề về môi trường mới cũng gia tăng. Việc đào ao và xả nước thải nuôi cá vào các nguồn nước mở một cách không có kiểm soát đã dẫn tới chất lượng nước ngày càng giảm và rất có khả năng tạo nên những mối đe dọa đến sức khỏe con người.