Thứ sáu 31/10/2014
Cỡ chữ: [-] Văn bản [+]

Nghiên cứu đánh giá tổn thương tại Cần Thơ 2009

 

Nghiên cứu thăm dò tại Cần Thơ (một trong ba điểm nghiên cứu của dự án WISDOM) đã cho ta một cái nhìn cơ bản về những đặc điểm của sự tổn thương đô thị và ven đô. Thông qua sự kết hợp của các phương pháp khác nhau như thảo luận nhóm với các chuyên gia, phỏng vấn hộ gia đình và những phân tích dữ liệu thứ cấp (số liệu thống kê), kiến thức về các kiểu tổn thương và quy trình quản lý có thể thu thập được. Nhờ đó, các câu hỏi nghiên cứu và phương pháp tiếp cận có thể được điều chỉnh cho các nghiên cứu ở giai đoạn tiếp theo.

 

Lấy ví dụ được thực hiện tại phường An Lạc, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ lúc triều cường ở mức trung bình, ảnh 1 bên trái cho thấy những tổn thương chính có thể bị gây ra do các rủi ro liên quan đến nước và biến đổi khí hậu. Qua phương pháp phỏng vấn hộ gia đình và đánh giá đô thị có sự tham gia, ví như, xếp hạng giàu nghèo (xem hình 1, bên phải) cho thấy những ngôi nhà nằm dọc theo bờ sông - hầu hết với điều kiện sống nghèo nàn - là nơi ngụ cư của các gia đình có thu nhập thấp. Do đó, các hộ gia đình này chịu rất nhiều gánh nặng: "Thứ nhất, họ bị ảnh hưởng lớn bởi những rủi ro liên quan đến nước như lũ lụt, triều cường và sự xói mòn của hai bên bờ sông. Thứ hai, sự xói mòn tạo áp lực bắt các hộ gia đình này phải xây dựng lại, di chuyển hoặc nâng căn nhà của họ một cách thường xuyên (xem hình 2, bên trái và bên phải) và thứ ba, qua đó tạo thêm một áp lực tài chính đối với các hộ gia đình này khi họ chỉ có nguồn lực tài chính rất hạn hẹp.

 

Các cuộc phỏng vấn sau đó cho thấy có sự đối lập tồn tại giữa nhận thức của người dân thành phố Cần Thơ đối với các mối nguy hiểm trong tương lai trong bối cảnh biến đổi khí hậu (đặc biệt là nước biển dâng cao và sự gia tăng hoạt động của bão) với các bằng chứng khoa học và dự báo. Một lý do quan trọng có thể giải thích trong ngữ cảnh này là do thành phố Cần Thơ là nằm trong đất liền khoảng 70 km và những mối nguy hiểm do đại dương gây ra bao gồm cả mực nước biển tăng lên và có bão cho đến nay chỉ có một số tác động hạn chế đến thành phố. Vì vậy, nhận thức về rủi ro liên quan đến những mối nguy hiểm là rất thấp mặc cho thực trạng sẽ thay đổi rất nhiều do biến đổi khí hậu.

 

 

Hình 1 - bên trái: Chất lượng nhà ở thấp dọc theo sông Cần Thơ (Nguồn: Matthias Garschagen), bên phải: phỏng vấn các hộ gia đình (Nguồn: Matthias Garschagen).

 

Hình 2 - bên trái: Nhà sập do xói mòn bờ sông (Nguồn: Matthias Garschagen), bên phải: nhà đã được nâng cao (phải) và nhà không được nâng cao (bên trái) (Nguồn: Matthias Garschagen).

 

Ngoài các đợt phỏng vấn hộ gia đình (khảo sát thăm dò ban đầu), một bảng câu hỏi phỏng vấn (Hình số 3) đã được thiết lập và điều tra thử tại hai điểm nghiên cứu ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Việc điều tra thử giúp hiểu rõ hơn về các vấn đề như hiệu quả phản ứng của người dân, thời gian, huấn luyện các thông dịch viên, ...Điều này cần thiết cho việc chỉnh sửa bảng câu hỏi và lập kế hoạch cho việc điều tra chính thức tại các hộ gia đình ở tất cả ba địa điểm nghiên cứu về đánh giá tổn thương năm 2009.

 

Hình 3: câu hỏi cho các hộ gia đình khảo sát (nguồn: Matthias Garschagen).

 

Bên cạnh các cuộc phỏng vấn hộ gia đình, phỏng vấn chuyên sâu và thảo luận nhóm đã được tiến hành với các cơ quan lập kế hoạch và kiểm soát lũ tại cấp quận và cấp phường (Hình số 4). Ba mục tiêu chính của các cuộc phỏng vấn và thảo luận là sự nhận thức về rủi ro cũng như trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan và các chính sách đối phó với biến đổi khí hậu. Phân tích ban đầu cho thấy rằng mức độ nhận thức và việc thi hành nhiệm vụ và chính sách là khác nhau đối với các mối nguy hiểm (tai họa) khác nhau. Dễ dàng nhận thấy rằng trong khi có rất nhiều các quy định và thủ tục liên quan đến các mối nguy hiểm khá quen thuộc như lũ lụt nhưng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu chỉ mới bắt đầu được phân tích một cách chi tiết và đưa vào quá trình thay đổi chính sách và lập kế hoạch. Bên cạnh đó, sự kết hợp chặt chẽ hơn giữa các tổ chức và cơ quan cũng được đề cập đến. Sự kết hợp này đặc biệt quan trọng nếu các tai họa xảy ra thường xuyên và bất thường được quản lý bởi các cơ quan khác nhau. Phân tích chi tiết hơn về tiềm năng kết hợp của các bên liên quan và cơ quan lập kế hoạch sẽ được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.

 

Hình 4: Thảo luận nhóm tập trung với chính quyền tại Cần Thơ (Nguồn: Matthias Garschagen).

 

Như đã đề cập ở trên, phần nghiên cứu thứ ba của đánh giá tổn thương là sự kết hợp giữa việc phân tích dữ liệu thứ cấp và tạo hình ảnh để đưa vào hệ thống thông tin. Hình số 5 là ví dụ điển hình.

 

Hình 5: Phân tích không gian và sự tạo thành ảnh từ số liệu thứ cấp (Nguồn: Matthias Garschagen).

 

Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.