Thứ sáu 31/10/2014
Cỡ chữ: [-] Văn bản [+]

Kết quả ban đầu về Đánh giá tổn thương

 

Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy những vấn đề quan trọng của mô hình đánhgiá tổn thương và cách ứng phó trên khía cạnh các mối nguy liên quan đến nước, đặc biệt lũ và xâm nhập mặn. Qua so sánh các mô hình đánh giá ở các địa phương khác nhau (trong huyện và trong vùng nghiên cứu đã xác định trước), một tổ hợp các cách đánh giá cho các điểm nghiên cứu đã được đưa ra. Lựa chọn này được bổ sung bằng các phân tích kinh tế xã hội đã được thu thập cùng với đợt khảo sát.

 

Các phân tích tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp cho thấy đất ảnh hưởng mạnh đến kiểu tổn thương. Phân tích số liệu thống kê cho thấy 32% hộ gia đình vùng nông thôn không có đất canh tác (so với 20% toàn ĐBSCL). Qua phỏng vấn nông dân và chính quyền địa phương, có thể suy luận ra trường hợp này là do không xây dựng được mô hình công việc ổn định đi sau công cuộc đổi mới về chính sách. Kết quả cho thấy tỷ lệ phụ thuộc vào các công việc khác không gắn với canh tác là cao, thu nhập liên quan đến đánh bắt cá đang gia tăng và đang bị tạo áp lực do lượng cá ngoài tự nhiên đang bị suy giảm, đồng thời đang bị cấm đánh bắt cá tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Công việc đồng áng cho thấy các cụm cư dân trong vùng lũ có đê bao có thể gặp khó khăn do vì cơ sở hạ tang yếu kém, xét về nước sạch và vệ sinh môi trường. Ngoài ra, mô hình việc làm có thể bị thay đổi, điều này ảnh hưởng đến tính tổn thương và khả năng đương đầu với khó khăn. Những vấn đề này sẽ được kiểm tra kỹ trong các tháng tiếp.



Hình 1: Hệ thống đê và cụm dân cư mới tại Tam Nông. Nguồn ảnh: Tuan Vo Van.

 

Tại Trà Vinh, những vấn đề liên quan đến nước được biết hiện nay là khan hiếm nước ngọt và có thể phân chia ra các nhóm phụ như theo đây. Xâm nhập mặn, ảnh hưởng của triều và giảm mực nước ngầm. Một trong những kết quả quan trọng nhất của nghiên cứu cho thấy việc khan hiếm nước ngọt dẫn đến việc mở rộng tách biệt kinh tế xã hội giữa nông dân với nhau, đó là giữa những người có khả năng về giải pháp kỹ thuật (như mua máy bơm, lọc nước sạch) và những người không có khả năng mua các thiết bị này. Đặc biệt, việc tách biệt này mở rộng trong số những người nuôi trồng thủy sản, có nhu cầu cao về nước sạch.

 

Trong các phân tích ban đầu của chúng tôi, các kênh thủy lợi với các cổng điều tiết nước ngăn xâm nhập mặn lại cho thấy nước cho thấy hai mặt của vấn đề. Một mặt giúp giữ nước ngọt và được người dân ủng hộ, tuy nhiên mặt khác mực nước trong kênh bị hạ thấp và gia tang ô nhiễm trong các kênh.



Hình 2: Cổng điều tiết nước và sử dụng nước kết hợp tại Cầu Kè. Nguồn: Francesca Burchi.

 

Dựa trên khảo sát thực địa chú trọng đánh giá tổn thương sẽ được tiến hành tại Phú Hiệp, Phú Thạnh B, đại diện cho các xã thuộc huyện Tam Nông, Đồng Tháp. Tại Trà Vinh, các xã Phong Thạnh và Phong Phú thuộc Cầu Kè cũng sẽ được chọn cho nghiên cứu. tại Cần Thơ, việc đánh giá sẽ tập trung vào ba hoặc bốn khu vực thuộc đô thị.

 

Nghiên cứu tiếp theo tại các xã này bao gồm phỏng vấn sâu và đánh giá nhanh có tham gia của người dân (PRA) với sự tham gia của các nông dân, hội đồng nhân dạn xã, ấp. Bên cạnh đó, các chỉ thị về tổn thương sẽ được xây dựng và thử nghiệm bằng bảng câu hỏi dựa vào khảo sát các hộ gia đình được chọn tại các xã. Dựa vào kết quả, các chỉ thị tổn thương sẽ được điều chỉnh.

 

 

Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.