Thứ sáu 31/10/2014
Cỡ chữ: [-] Văn bản [+]

Nghiên cứu đánh giá tổn thương ở Đồng Tháp 2009

 

Nghiên cứu định tính đã được thực hiện ở hai xã Phú Hiệp và An Hòa (cả hai đều ở huyện Tam Nông) của tỉnh Đồng Tháp. Các phương pháp được áp dụng bao gồm các cuộc phỏng vấn sâu với nông dân và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA), ví dụ như, sơ đồ mặt cắt sinh thái, xếp hạng giàu nghèo, phân tích sơ lược lịch sử, sơ đồ Venn và lịch thời vụ (hình số 1, 2 và 3 ). Thêm vào đó, các cuộc phỏng vấn với những nhà chuyên môn và các cuộc thảo luận nhóm cũng được thực hiện với các nhà ra quyết định từ các cơ quan lập kế hoạch và quản lý lũ lụt, ví dụ như Uỷ ban phòng chống lụt bão ở cấp địa phương.



Hình 1: Thảo luận nhóm tập trung ở Đồng Tháp (nguồn: Võ Văn Tuấn).

 



Hình 2: Lịch mùa vụ của bà con nông dân ở xã Phú Hiệp (Nguồn: Võ Văn Tuấn).

 



Hình 3: Lập bản đồ của xã Phú Hiệp (Nguồn: Võ Văn Tuấn).

 

Những thay đổi về chính sách và cấu trúc có liên quan là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự tổn thương của các hộ gia đình sống trong hai xã nghiên cứu. Bảng 1 trình bày tóm tắt các thay đổi quan trọng ở xã Phú Hiệp trong 20 năm qua và minh hoạ những thay đổi về sinh kế. Thay đổi kiểu sinh kế có một tác động mạnh mẽ đến các đặc tính tổn thương do tiềm năng đối phó và thích ứng - chẳng hạn như khả năng làm giảm tác động gây ra do sự mất thu nhập trong năm lũ lụt hoặc để sửa chữa hư hỏng tài sản – có sự liên quan rất lớn đến tình trạng sinh kế.



Bảng 1: thay đổi cấu trúc và kết quả tác động đến sinh kế (Nguồn: Võ Văn Tuấn).

 

Dựa trên kết quả của các cuộc phỏng vấn định tính và phương pháp đánh giá nhanh có tham gia của người dân, một bảng câu hỏi đã được thiết lập và sẽ được sử dụng cho cuộc khảo sát hộ gia đình tại cả hai khu vực nghiên cứu, bao gồm khoảng 400 và 500 hộ gia đình. Bảng câu hỏi này được đem đi điều tra thử và điểu chỉnh cho phù hợp vào tháng 12 năm 2008. Cuộc điều tra hộ chính thức sẽ được tiến hành từ tháng 1/2009 trở đi.

 

Sau khi thu thập các dữ liệu chính, dữ liệu thứ cấp về những sự kiện lũ lụt trong quá khứ đã được phân tích. Sự phân tích này đóng vai trò quan trọng cho việc tìm hiểu các mối quan hệ nhân quả giữa tác động của lũ lụt và kiểu rủi ro. Ví dụ, phần trên của Hình 5 minh họa rằng số người chết rất cao tại Đồng Tháp trong trận lũ năm 2000 không thể chỉ được giải thích (duy nhất) bởi một đỉnh lũ đặc biệt cao (tương tự như các năm có lũ lụt đỉnh, nhưng tổn thất ít hơn). Điều này cũng đúng đối với những tổn thất về kinh tế (phần dưới của hình 5). Do đó, các khía cạnh khác như thời điểm và thời gian kéo dài của lũ lụt đóng vai trò quan trọng ở đây, cùng với những khác biệt tạm thời về khả năng đối phó (như năng suất cây trồng và do đó, sản lượng lương thực cung cấp trong các năm này). Các mối quan hệ qua lại và tầm quan trọng hay giá trị của chúng tuy nhiên vẫn chưa được nghiên cứu đúng mức.



Hình 5: ảnh hưởng lũ lụt tại Đồng Tháp giữa 1994 và 2007 (Các dữ liệu nguồn: CFSC; hình riêng của Võ Văn Tuấn).

 

 

Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.