Thứ sáu 31/10/2014
Cỡ chữ: [-] Văn bản [+]

Phát triển nuôi trồng thủy sản và vấn nạn ô nhiễm môi trường nước tại thành phố Cần Thơ được khảo sát bởi Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (ZEF)

Xem xét vấn nạn ô nhiễm nguồn nước do việc mở rộng nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở vùng thượng nguồn đồng bằng, ZEF đã tiến hành nghiên cứu ở địa bàn thành phố Cần Thơ nhằm tìm hiểu các mối quan hệ giữa việc nuôi cá và các vấn đề liên quan tới môi trường nước nhìn từ góc độ khoa học xã hội. Tại thành phố Cần Thơ, nuôi trồng thủy sản nước ngọt đã trở thành một ngành quan trọng cho việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương trong những năm gần đây. Hàng trăm công ăn việc làm mới đã được tạo ra tại các hộ nuôi cá thương phẩm và các công ty chế biến. Bên cạnh đó bộ mặt nông thôn đã thay đổi đáng kể tại nhiều nơi trong tỉnh do phong trào nuôi cá. Ví dụ, khu vực dọc theo sông Hậu, trước đây chủ yếu là ruộng lúa và vườn cây ăn trái, nay đã được chuyển thành một trung tâm sản xuất cá tra chỉ trong vòng khoảng 5 năm trở lại đây. Cá tra đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của đồng bằng và được bán trên toàn thế giới. Sự phát triển quan trọng của nghề nuôi cá cũng là sự gia tăng về mặt phát triển kinh tế và mức sống của nhiều hộ gia đình nông thôn; song, câu chuyện thành công này cũng có chiều hướng tiêu cực của nó, cụ thể là một lượng lớn nước thải không được xử lý do việc nuôi cá gây ra được xả trực tiếp vào các kênh rạch và hệ thống sông ngòi. Nguồn nước ô nhiễm này lại được sử dụng cho nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày tại địa phương và do đó góp phần tạo nên sự gia tăng các vấn đề môi trường của thành phố.

 

 

Hình 1: Khảo sát các ao nuôi cá tại quận Thốt Nốt

 

 

Hình 2: Các nhân công đang thu hoạch cá tra

 

Nghiên cứu thực tế được tiến hành tại huyện Thốt Nốt là trung tâm nuôi cá tra của thành phố Cần Thơ. Mục tiêu chính của nghiên cứu là để tìm hiểu điều kiện kinh tế-xã hội cũng như bối cảnh xã hội của các hộ nuôi cá tại huyện này. Mặc dù gần đây đã có một số nghiên cứu được tiến hành tại các hộ nuôi cá trong khu vực này, nhưng rất ít được đề cặp tới quá trình chuyển đổi bộ mặt nông thôn xảy ra như thế nào, những hộ/cá nhân đầu tư vào ngành nuôi cá là ai? ? Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng nhằm nhận diện và hiểu biết được những vấn đề có liên quan đến môi trường nước và trình độ nhận thức về môi trường của những người nuôi cá ở khu vực nghiên cứu.

 

 

Hình 3: Giờ cho cá ăn

 

 

Hình 4: cuộc phỏng vấn với một nhân viên của một trang trại nuôi cá

 

Dựa vào kết quả sơ bộ của một loạt các cuộc thảo luận nhóm (một trong những công cụ của PRA) được tiến hành với một số hộ nuôi cá tra được lựa chọn trong tháng 11 năm 2009, ZEF và MDI (Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL) đã tiến hành khảo sát dựa trên một bảng câu hỏi thực hiện với 90 hộ nuôi cá tra vào tháng 12 năm 2009. Tháng 1 năm 2010, một số cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với các hộ gia đình không nuôi cá tra ở khu vực nghiên cứu sẽ được tiến hành nhằm xác định mức độ ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nước của các hộ gia đình đó do các hoạt động nuôi cá xung quanh. Sau khi hoàn thành các hoạt động nghiên cứu, dữ liệu sẽ được phân tích trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sĩ tại MDI.

 

 

Hình 5: Sên vét bùn đáy ao bằng máy sau khi thu hoạch

 

 

Hình 6: Cuộc phỏng vấn với cán bộ phòng Tài nguyên môi trường quận Thốt Nốt

 

Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.