Vào tháng Giêng 2009 DLR đã tổ chức đợt khảo sát thực địa, thu thập dữ liệu GPS nhằm hiệu chỉnh kết quả giải đoán thực phủ và mặt nước từ các dữ liệu ảnh vệ tinh bằng bộ xử lý tự động. Để cải thiện các kết quả giải đoán trên và biết về độ chính xác của dữ liệu thực địa là quan trọng.
Hình 1: Hai nhà khoa học từ GIRS-VAST và hai từ DLR tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Hình 2: Thu thập thông tin GPS tại cánh đồng lúa.
Cùng với hai đồng nghiệp thuộc GIRS-VAST, hai nhà khoa học từ DLR (hình 1 và 2) đang thu thập thông tin GPS thông tin mặt đất về các lớp thực phủ tại tỉnh Cần Thơ và tại huyện Tam Nông cho hai vùng thử nghiệm. Tuỳ theo kế hoạch lợi ích-chi phí, chuyến đi bằng xe ô tô dọc các trục đường chính, và đi sâu vào bên trong để thu thập các điểm phụ bằng xe mô tô hoặc xe đạp. Việc chuẩn bị cho đợt khảo sát bao gồm triển khai mở rộng và chi tiết sơ đồ phân loại của WISDOM có sự trợ giúp của Phạm Bách Việt (GIRS-VAST) trong suốt thời gian Việt làm việc tại DLR tháng 11/2008. Với thông tin cơ bản này, khả năng có bao nhiêu lớp phân loại sẽ có tại các điểm kiểm tra đã được lên kế hoạch và vạch tuyến. Các đối tượng thu thập dữ liệu thực về mặt lý thuyết có thể thu thập thông qua các tài liệu đã có để bao trùm cả vùng nghiên cứu với các điểm lấy mẩu được phân bố tốt nhằm cho tỷ lệ phân bố các mẫu xuát hiện trong các lớo là đồng đều. Phân bố thống kê của các mẫu đã đáp ứng được yêu cầu (hình 3) và đã phản ánh được các lớp phân loại có trong vùng nghiên cứu. Ngoài ra, các lớp phân loại khó tách biệt như khu dân cư vùng nông thôn, và dân cư đô thị, các kiểu thực vật khác nhau và các cánh đồng lúa. Sơ đồ phân loại của WISDOM cũng được điều chỉnh theo điều kiện thực tế vì có những lớp mới xuất hiện trong khi sơ đồ lại chưa xem xét đầy đủ trong lúc lập kế hoạch.
Hình 3: phân bố thống kê của 384 điểm lấy mẫu thực phủ/ sử dụng đất
Đánh giá độ chính xác sẽ được thực hiện bằng các dữ liệu khảo sár này nhằm cải thiện kết quả phân loại thực phủ. Các điểm ma74u này được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu thực địa.
Một mục tiêu khác của đợt khảo sát là nhằmn thu thập các điểm mẫu gần mặt nước kênh và dòng chính của sông Mekong vào đúng thời điểm vệ tinh radar TerraSAR-X bay qua nhằm hiệu chỉnh và phân tích kết quả tạo mặt nạ nước từ các dữ liệu ảnh vệ tinh này. Do có vùng chuyển đổi giữa nước và đất, trong khoảng vài mét ở vùng nước cạn về phía bờ và các dường bay ven biển gần với sông, cho tời nay đã cho thấy có những điều không chắc về kết quả hiệu chỉnh được tạo ra từ dữ liệu hiệu chỉnh được thực hiện từ ảnh vệ tinh (Gebhardt et al. 2008, 3rd TSX Science Meeting), những kết quả phân tích từ kết quả khảo sát lần này sẽ giúp cho việc cải thiện kết quả chung.