Thứ sáu 31/10/2014
Cỡ chữ: [-] Văn bản [+]

ZEF triển khai thực hiện “Master Class” ZEF/WISDOM

Từ ngày 14 đến ngày 15 tháng 9 năm 2009, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (ZEF) đã tổ chức “Master Class” trong hai ngày tại trụ sở của mình ở Bonn. Mục tiêu chính của “Master Class” là thảo luận rộng rãi kết quả nghiên cứu của ZEF và xúc tiến các nghiên cứu sinh phân tích dữ liệu của họ và tập trung vào quá trình soạn thảo luận án tiến sĩ.

 

 

Các báo cáo đã trình bày bao hàm toàn bộ các phạm vi chương trình nghiên cứu của ZEF trong khuôn khổ dự án WISDOM và tập trung vào các chủ đề sau:

 

  • Quản trị Tri thức Khoa học tại thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL): Vai trò hai chiều của sự Hợp tác Quốc tế về Khoa học và Công nghệ (được trình bày bởi Tatjana Bauer);
  • Xu hướng Phát triển Bộ máy Nhà nước ở Việt Nam Hiện tại - Nghiên cứu các tình huống từ ĐBSCL (được trình bày bởi Simon Benedikter)
  • Kiến thức Địa phương và Sự Thích ứng Sinh thái: Văn hóa Sinh hoạt ở Khu định cư văn hóa tại Kênh Cái Sơn (được trình bày bởi Judith Ehlert)
  • Sự Thích nghi của Cộng đồng với Hệ thống Đê điều: Tình huống nghiên cứu tại xã Thang Thang, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, Việt Nam (được trình bày bởi Phạm Công Hữu)
  • Chính sách Cấp nước ở Việt Nam và Vai trò của Các Nhà tài trợ (được trình bày bởi Nadine Reis)

Với sự đóng góp tích cực của hai chuyên gia bên ngoài về Việt Nam, tất cả người thuyết trình đều nhận được ý kiến phản hồi hữu hiệu và các cuộc thảo luận đã được diễn ra rất sôi nổi.

 

 

 

Trong phần thứ hai của chương trình, Tiến sĩ Martin Gainsborough, một chuyên gia về chính trị và kinh tế chính trị Đông Nam Á của trường Đại học Bristol, đã có một bài thuyết trình trước công chúng về “Việt Nam: Một cách tiếp cận (nghiên cứu) các vấn đề chính trị”.

 

Buổi thuyết trình đã được tham gia với hơn 50 đại diện của nhiều tổ chức khác nhau, trong đó có Bộ Giáo dục và Nghiên cứu của Đức (BMBF), các tổ chức đối tác của dự án WISDOM, và các học viện, cơ quan hợp tác phát triển, cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng. Các cuộc thảo luận sôi nổi đã được diển ra sau đó là một hoạt động nối kết cung cấp cơ hội khám phá mối liên kết giữa các nhà nghiên cứu và những người thực thi công tác phát triển ở Việt Nam.

 

Những người tham gia nhất trí cho rằng “Master Class” đã được tổ chức rất thành công; một đại diện của tổ chức đối tác phía Việt Nam đã nhấn mạnh những ấn tượng sâu sắc của cô về các cuộc thảo luận cởi mở và quá trình học tập trong suốt hai ngày vừa qua; và cô cũng nhấn mạnh nguyện vọng của mình rằng cô cũng muốn có cơ hội tổ chức những sự kiện tương tự như vậy trong phạm vi của Viện nghiên cứu của mình ở miền Nam Việt Nam.

 

Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.