Thứ sáu 31/10/2014
Cỡ chữ: [-] Văn bản [+]

ZEF, CIDS và SISD bắt đầu sáng kiến hợp tác nghiên cứu về sinh kế, doanh nghiệp quy mô nhỏ và quản lý tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Cửu Long

Với một hội thảo chung được tổ chức tại thành phố Cần Thơ từ ngày 26 đến 28 tháng 10 năm 2011, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (ZEF), Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ (CIDS) và Viện Phát triển bền vững Nam Bộ (SISD) đã khởi động một sáng kiến hợp tác ​​nghiên cứu mới nhằm mục đích điều tra khảo sát mối tương quan giữa sự phát triển doanh nghiệp quy mô nhỏ (SSE), thay đổi sinh kế và nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước trong khu vực thực hiện dự án.


 


Mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là một khu vực kinh tế được chi phối bởi sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên vẫn có thể thấy được những xu hướng quan trọng của quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra ở đây. Những chính sách của quốc gia và địa phương tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành công nghiệp và quy hoạch sử dụng đất cũng như những quy hoạch kinh tế đã thể hiện xu hướng này . Ngoài các doanh nghiệp quy mô lớn và vừa thường nằm trong các khu công nghiệp,  doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ được thành lập ngày một nhiều hơn. Những xu hướng này không chỉ là nguồn tạo ra thu nhập mới và cơ hội việc làm cho người dân, mà còn đáp ứng nhu cầu mới về hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước (và thậm chí cả quốc tế). Đối với các quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội, SSE góp phần tạo ra những lựa chọn sinh kế mới cho nhiều hộ gia đình và những người lao động phi nông nghiệp ở các vùng nông thôn và ven đô thị của vùng đồng bằng. Tuy nhiên, quá trình phát triển trước đây và hiện tại của các doanh nghiệp quy mô nhỏ chưa được nghiên cứu nhiều và cách thức hoạt động của các doanh nghiệp này có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường cũng ít được biết đến. Ví dụ như, đối với nguồn nước, là đối tượng sử dụng nước, SSE có tầm ảnh hưởng quan trọng, họ phụ thuộc chủ yếu vào vận tải đường thủy và rất có khả năng gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Sau cùng là một số doanh nghiệp có liên quan đến nước, chẳng hạn như sản xuất nước đá khối và ngành công nghiệp nước đóng chai xuất hiện ngày càng nhiều và liên tục phát triển.


Để làm sáng tỏ những điều trên cũng như các vấn đề có liên quan khác, ba đối tác của dự án WISDOM quyết định tổ chức một nghiên cứu hợp tác. Hội thảo đã được tổ chức tại Tp. Cần Thơ thảo luận các vấn đề nêu trên với  những hoạt động cụ thể sau đây: Ngày đầu tiên được dành cho các cuộc thảo luận chuyên sâu về mục đích nghiên cứu và xác định các câu hỏi nghiên cứuchủ chốt . Ngày thứ 2, các đại biểu đã thực hiện một chuyến đi thực tế nhằm tìm hiểu cụ thể hơn về các địa điểm nghiên cứu tiềm năng dọc theo kênh Thốt Nốt, nằm ​​ở phía bắc của Tp. Cần Thơ (thuộc huyện Cờ Đỏ và quận Thốt Nốt). Qua đó cho thấy sự đa dạng của các doanh nghiệp quy mô nhỏ ở khu vực này, từ các nhà máy xay xát gạo để xuất khẩu và cơ sở chế biến gỗ (cưa xẻ gỗ, mộc, đóng tàu) cho đến những xưởng chế biến thực phẩm hộ gia đình và cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cho thị trường địa phương. Trong  chuyến đi thực địa, các đại biểu cũng đã gặp gỡ với chính quyền địa phương có liên quan và thăm một số công ty sản xuất. Trong ngày thứ ba, các đại biểu thảo luận về những phát hiện và nhận định của mình và nhất trí về phương pháp tiếp cận nghiên cứu, cũng như phát triển một kế hoạch làm việc chi tiết.


 


Các bước tiếp theo sẽ là công việc thu thập dữ liệu, tiến hành các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các cơ quan nhà nước hữu quan ở Tp. Cần Thơ và thực hiện phân tích dữ liệu sơ bộ. Hơn nữa, bảng thảo câu hỏi chuẩn bị cho cuộc khảo sát của SSE sẽ được phát triển chi tiết hơn. Nghiên cứu này sẽ áp dụng và triển khai một loạt các biện pháp nghiên cứu, bao gồm một cuộc khảo sát nhỏ về lực lượng lao động. Hơn nữa, việc thảo luận nhóm cũngsẽ được tổ chức với sự tham gia của cộng đồng cư dân xung quanh khu vực khảo sát và tập trung vào các khía cạnh môi trường. Nghiên cứu thực địa sẽ diễn ra trong những tháng tới và dự kiến sẽ hoàn tất trong quý hai năm sau.


 














 



 



 



 

 
Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.