Khóa tập huấn quản trị tri thức lần thứ ba của dự án WISDOM đã diễn ra từ ngày 16 đến 18 tháng 11 năm 2009 tại Đại học Cần Thơ (CTU). 18 tham dự viên từ tổ chức đối tác của WISDOM và những viện khác đã tham dự khóa tập huấn vựa vào những hoạt động tăng cường năng lực trước đây của dự án. Ngày thứ nhất của khóa tập huấn tập trung vào những khái niệm lý thuyết về quản trị tri thức ở cấp độ vi mô và vĩ mô. GS. Hans-Dieter Evers thuộc ZEF đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng càng ngày càng tăng của việc quản trị tri thức trong các doanh nghiệp và tổ chức; các tổ chức phát triển lớn, chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) đã thiết lập những bộ phận quản trị tri thức chuyên môn trong các tổ chức của họ. Giáo sư cũng đã khảo sát sự kiện tri thức đã trở thành một “tư liệu sản xuất” và là một điều kiện tiên quyết cần thiết cho phát triển trong thời đại công nghệ thông tin và truyền thông. Những tham dự viên thừa nhận rằng ngày nay càng lúc càng có nhiều quốc gia xây dựng chiến lược phát triển của họ trên tri thức xem như một động lực. Tiếp theo sau đó, những nghiên cứu trường hợp cụ thể về Việt Nam đã tạo ra một cuộc thảo luận sôi nổi giữa những tham dự viên. Câu hỏi liệu Việt Nam có đang đi đúng hướng trong việc xây dựng một nền kinh tế và xã hội tri thức đã được tìm hiểu nghiêm túc và thu hút nhiều sự quan tâm của tham dự viên.
Vào ngày thứ hai, GS. Thomas Menkhoff thuộc Đại học Quản trị Singapore (SMU), một chuyên gia về quản trị tri thức ở Đông Nam Á, đến tham gia với tư cách là giảng viên thỉnh giảng và đã giới thiệu những khía cạnh thực tế hơn của sự quản trị tri thức. Tham dự viên đã phải làm những bài tập thực tế, trong đó họ thảo luận những tập quán quản trị tri thức tại chính cơ quan nghiên cứu của họ. Cuối cùng họ đã đề ra những gợi ý về các công cụ thích hợp nhằm khắc phục những vấn đề hiện đang tồn tại và củng cố sự chia sẻ tri thức.
Sau hai ngày làm việc tập trung, nhóm tham dự viên đi tham quan Công ty hải sản Bình An, một trong 30 công ty chế biến hải sản nằm trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Ban giám đốc của công ty đã đón tiếp đoàn và cung cấp những kiến thức sâu sắc về cơ cấu tổ chức và các hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh nghiệp định hướng xuất khẩu này bán đa số sản phẩm cá (đông lạnh) của họ ra thị trường quốc tế. Nghiên cứu quản trị chất lượng và marketing là điều rất quan trọng, đặc biệt để bảo đảm cho công ty tiếp cận được những thị trường lớn ở Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ. Sau cuộc trao đổi về nhiều vấn đề với ban giám đốc công ty, những tham dự viên đã có cơ hội tham quan nhà máy sản xuất và trung tâm nghiên cứu mới được thành lập của công ty.
Khóa tập huấn kết thúc bằng một sự đánh giá về khóa học, trong đó những tham dự viên phải đánh giá khóa tập huấn về mặt nội dung cũng như sự liên quan của nó với công việc hàng ngày của mình. Cuối cùng, tất cả tham dự viên thừa nhận rằng quản trị tri thức là một vấn đề quan trọng cần được xem xét để tăng cường năng lực cho cộng đồng các nhà nghiên cứu ở Việt Nam, chẳng những về mặt nâng cấp công nghệ thông tin và truyền thông, mà đặc biệt còn về việc thể chế hóa sự chia sẻ tri thức.
Theo sau tập huấn tạo 3 ngày này, một hoạt động tập huấn khác liên quan đến việc soạn thảo chương trình giảng dạy đã được cung ứng cho những tham dự viên được chọn lựa, tất cả từ Đại học Cần Thơ. Mục tiêu của hoạt động tập huấn này là để xác định những cơ hội cho việc đưa một học phần quản trị tri thức vào một trong những chương trình Cử nhân hay Thạc sĩ tại Đại học Cần Thơ. Ngoài ra, việc thiết kế chương trình đào tạo đã được thảo luận và đã có những gợi ý theo đó đội ngũ giảng viên cho những học phần quản trị tri thức tại Đại học Cần Thơ có thể được thành lập theo một cách thích hợp nhất. Việc thể chế hóa sự đào tạo quản trị tri thức trong những hoạt động học thuật của Đại học Cần Thơ sẽ tiêu biểu cho một bước thật sự mới mẻ góp phần phát triển hơn nữa Đại học Cần Thơ.