Vào giữa tháng 5 năm 2011, Huỳnh Thị Phương Linh, Panagiota Kotsila and Siwei Tan đến thành phố Cần Thơ để thực hiện nghiên cứu thực địa kéo dài khoảng 10 tháng ở đây. Tất cả những nhà nghiên cứu khoa học này đều là nghiên cứu sinh củaTrung tâm Nghiên cứu Phát triển (ZEF), thuộc ĐH Bonn (CHLB Đức) và cũng là thành viên của nhóm ZEF/WISDOM. Dưới sự hỗ trợ của trường ĐH Cần Thơ, các nghiên cứu sinh này đã được cung cấp văn phòng làm việc tại trường.
Các nghiên cứu viên cấp cao của trường ĐH Cần Thơ Tiến sĩ Lê Việt Dũng, Tiến sĩ Bùi Thị Nga và Tiến sĩ Nguyễn Duy Cần, cũng đã chấp thuận và ân cần hỗ trợ các nghiên cứu sinh này với tư cách là giáo viên hướng dẫn luận án ở địa phương.
Nội dung nghiên cứu của ba nghiên cứu sinh trên bao gồm những chủ đề sau đây:
Siwei Tan nghiên cứu vấn đề quản lý nước thải công nghiệp xung quanh những cụm và khu công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cô sẽ áp dụng phương pháp phân tích thể chế và khung phát triển của Ostrom để phân tích môi trường thể chế xung quanh các cụm sản xuất công nghiệp khác nhau ở ĐBSCL chẳng hạn như các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và những làng nghề. Nội dung nghiên cứu của cô là làm sáng tỏ vấn đề là làm thế nào môi trường thể chế này có thể định hình được thực trạng và kết quả của công tác quản lý nước thải công nghiệp mặc dù có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên. Cô đã bắt đầu giai đoạn đầu tiên trong nghiên cứu của mình khi đến mười ba tỉnh thành của ĐBSCL, với kế hoạch là để có được cái nhìn tổng quan về quá trình công nghiệp hóa và quản lý nước công nghiệp trong vùng. Trong giai đoạn thứ hai của thời gian nghiên cứu thực tế, cô sẽ tập trung vào nghiên cứu trường hợp tại các địa điểm cụ thể và làm việc với các bên liên quan cụ thể hơn để có được những hiểu biết chi tiết hơn về thực trạng cách thức và quy tắc trong hoạt động và điều hành.
Panagiota Kotsila rút ra một số hiểu biết khá sâu sắc từ mối quan hệ về nhiều mặt giữa chất lượng nước và sức khỏe con người bằng cách nghiên cứu các bệnh liên quan đến nguồn nước tại thành phố Cần Thơ. Những rủi ro sức khỏe liên quan đến nguồn nước được định hình bởi cảnh quan đặc trưng về nước ở từng khu vực và hệ thống thể chế phức tạp. Các hệ thống thể chể này đã góp phần hình thành và thực thi chính sách về xã hội và môi trường tạo nền tảng chắc chắn cho sự hiểu biết và lịch sử của các loại bệnh dịch lây lan qua nguồn nước.
Nghiên cứu sẽ tập trung vào tìm hiểu cách hình thành nhận thức của người dân xung quanh vấn đề này và những ảnh hưởng có thể có đối với sự lựa chọn hành vi và nguồn tiếp xúc chủ yếu đối với các nguy cơ gây bệnh. Bước đầu tiên của nghiên cứu đang được tiến hành tập trung vào môi trường thể chế chung của hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong khu vực và xác định rõ mối liên quan cũng như tầm quan trọng của việc kiểm tra và kiểm soát dịch bệnh lây lan qua việc sử dụng nguồn nước bị nhiễm bệnh trong khu vực dự án.
Ở đợt phỏng vấn đầu tiên, nghiên cứu sinh đã nhận được khá nhiều thông tin cơ bản liên quan việc lựa chọn các xã, phường cho tình huống nghiên cứu sắp tới từ các chuyên gia y tế, nhân viên y tế, bệnh nhên, và đại diện của các cơ quan nhà nước. Phương pháp nghiên cứu xã hội định tính đang được áp dụng với mong muốn tạo ra những kết quả về nhận thức của cộng đồng và sự hiểu biết cũng như các chiến lược và tiềm năng hiện có, hoặc những hạn chế có liên quan đến các loại dịch bệnh lây lan qua nguồn nước.
Huỳnh Thị Phương Linh nghiên cứu về đề tài "Quản lý tài nguyên nước ở cấp cơ sở". Về mặt tổng thể, nghiên cứu nhằm hướng đến mục đích tìm hiểu về việc thực thi công tác quản lý tài nguyên nước hàng ngày ở mức độ địa phương - cấp xã (phường)- ở Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh thay đổi của các tổ chức ở địa phương hiện nay (ví dụ: các chính sách, chương trình phát triển mới). Đối tượng sử dụng nước, các cơ quan kỹ thuật, quản lý và những tác viên khác có liên quan cũng như mối liên hệ giữa của ho là trọng tâm của nghiên cứu nàynghiên cứu. Công tác khảo sát thực địa khởi đầu với một số phỏng vấn bán cấu trúc và những chuyến đi thực địa tại các văn phòng chính quyền của cấp tỉnh/Tp. và huyện/quận ở thành phố Cần Thơ cũng như ở các tỉnh lân cận.
Dữ liệu (bản đồ, tài liệu và kết quả phỏng vấn) được thu thập để có cách nhìn tổng quan về thực trạng và vấn đề quản lý thủy nông, các công trình thủy lợi và công tác bảo vệ và khai thác công trình thủy lợi trong khu vực. Đó được xem như là một điểm khởi đầu để điều tra các hoạt động quản lý tài nguyên nước ở vùng nông thôn của Cần Thơ. Ở bước tiếp theo, cô sẽ lựa chọn các địa điểm nghiên cứu cụ thể để có thể tiến hành phỏng vấn sâu hơn cũng như thực hiện phương pháp quan sát tham dự và thảo luận nhóm.