Thứ sáu 31/10/2014
Cỡ chữ: [-] Văn bản [+]
ZEF Senior Fellow Prof. Ehlers holds a lecture at MDI / Can Tho University

On November 09th, 2009, Prof. Ehlers from the Center of Development Research ZEF / Bonn University visited the WISDOM Partner Institute Mekong Delta Development Research Institute MDI and gave a lecture on “Nature and Society: Global Change and Rural Development as a Challenge for Interdisciplinary Research”.

Dự án WISDOM tổ chức cuộc họp thường kỳ hàng năm các thành viên tham gia phía Đức tại DLR

Cuộc họp hàng năm của các thành viên tham gia dự án WISDOM phía Đức được tổ chức tại trụ sở Trung tâm Viễn thám Đức (DFD/DLR) trong hai ngày 4 và 5 tháng 11 năm 2008, mười Viện nghiên cứu và Công ty tham gia dự án đã cử đại diện tham dự. Tại cuộc họp, đại diện các gói hợp phần đã lần lượt báo cáo tiến độ thực hiện, bao gồm Quản lý dự án, Quản lý kiến thức, Thiết kế hệ thống, Mô hình thủy lực và thủy văn, Phân tích chất lượng nước, Lập bản đồ địa hình, Nghiên cứu kinh tế-xã hội và rủi ro, Tích hợp dữ liệu và xây dựng năng lực. Nhiều ý tưởng liên quan đến nghiên cứu liên ngành và các viện nghiên cứu cùng tham gia vào dự án đã được nêu ra.

Trung tâm Không gian Đức (DLR) tổ chức trao đổi ba nhà khoa học thuộc dự án WISDOM trong tháng 11 và 12 năm 2008

Ông Phạm Bách Việt, tham gia dự án từ phía Trung tâm Hệ thống thông tin Địa lý và Viễn thám (GIRS) thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), hiện thời đang có mặt tại TT Viễn thám Đức (DFD/ DLR) nhằm hỗ trợ nhóm nghiên cứu dự án WISDOM phía Đức trong phân tích dữ liệu viễn thám và chuẩn bị cho đợt khảo sát lấy mẫu vào tháng Giêng sắp tới tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Ông Sven Genschik thuộc Trung tâm nghiên cứu phát triển (ZEF), cũng đang có mặt tại Trung tâm Viễn thám để tập huấn thực tế trong lĩnh vực Tích hợp dữ liệu không gian, GIS và các Ứng dụng trên trang web. Vào tháng 12 sắp tới sẽ có một nhà nghiên cứu về thủy lực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam tham gia vào chương trình này để tìm hiểu sâu hơn về Hệ thống Thông tin.

Hội thảo Nghiên cứu sinh dự án WISDOM lần thứ hai được tổ chức tại Trường Đại học Cần Thơ

3 ngày hội thảo là cơ hội để 14 nghiên cứu sinh thuộc dự án WISDOM trình bày các kết quả nghiên cứu của mình sau quá trình nửa năm làm việc thực địa ở Đồng bằng sông Cửu long. Các nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau như thủy văn, mô hình, kinh tế xã hội và chất lượng nước. 8 nghiên cứu sinh Việt Nam và 6 nghiên cứu sinh Châu Âu sẽ thực hiện các nghiên cứu ở vùng Đồng bằng thêm nửa năm nữa và sau đó họ sẽ làm việc trực tiếp với các thầy giáo hướng dẫn của họ ở các viện nghiên cứu như UNU; ZEF, GFZ and INRES. Trong các khách mời tham dự hội thảo, đặc biệt có sự tham dự của Ông: Tiến sĩ Bùi Văn Quyền, Trưởng Văn phòng đại diện phía Nam của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Nhóm chuyên gia EWG, về chủ đề đánh giá tổn thương được tổ chức bởi UNU-EHS, Trường Đại học Cần Thơ và WISDOM

Hội thảo 3 ngày được tổ chức tại Đại học Cần Thơ. 20 chuyên gia từ lĩnh vực nghiên cứu tổn thương và biến đổi khí hậu đã thảo luận về các chủ đề như Đánh giá tổn thương của các vùng Đồng bằng sông Cửu long, những chỉ số tổn thương, cơ chế và năng lực đối phó, chiến lược giảm thiểu tổn thương và khả năng đối phó thảm họa. Buổi hội thảo đã tập trung được nhiều nhà khoa học chuyên ngành, nghiên cứu sinh của dự án WISDOM và các chuyên gia đến từ Úc, Nhật, Anh, Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan và các tổ chức UN. Thông tin chi tiết về kết quả của hội thảo, xin liên lạc với nhóm trưởng EWG Jörn Birkmann của trường Đại học Quốc tế, CHLB Đức. Các kết quả thảo luận sẽ được trao đổi vào buổi hội thảo tiếp theo về chủ đề này, tổ chức ở thành phố Bonn, CHLB Đức vào năm 2009.

Điều phối dự án WISDOM thăm và làm việc với các bộ ngành và các viện nghiên cứu liên quan ở Hà Nội từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 9 năm 2008

Qua các chuyến thăm và làm việc với các phòng ban và các trung tâm của MOST, MONRE, MARD, điều phối dự án đã có những đánh giá về khả năng tăng cường hợp tác trong tương lai cũng như tiềm năng hợp tác với các đơn vị khác trong giai đoạn tiếp theo của dự án. Điều phối dự án cũng đã thăm và làm việc với Ủy ban Sông Mekong, chi nhánh Hà Nội, Văn phòng nước của Bộ MOST và BMBF, trụ sở chính của đối tác dự án WISDOM phía Nam.

Đoàn đại biểu DLR thực hiện nghiên cứu về nhu cầu người sử dụng Hệ thống thông tin WISDOM

Qua các chuyến thăm và làm việc với MOST, MONRE, MARD, MOT và các viện nghiên cứu liên quan ở Hà Nội, Đoàn đại biểu DLR đã có những đánh giá như loại dữ liệu nào mà người ra quyết định và quản lý muốn có trong hệ thống thông tin WISDOM. Mục tiêu là tạo nên một công cụ hỗ trợ quy hoạch cho người ra quyết định. Hệ thống thông tin sẽ được lưu giữ và sử dụng ở Việt Nam ở giai đoạn sau của dự án. Do đó đánh giá nhu cầu của người sử dụng là rất quan trọng. Ngoài ra, Đoàn đại biểu còn đến thăm và làm việc với các đối tác ở Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị quan tâm, các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp Nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Cửu long.

Khóa đào tạo về quản trị tri thức đầu tiên ở Viện Khoa học Xã hội miền Nam

Khóa đào tạo về quản trị tri thức đầu tiên được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 16 đến ngày 18 tháng 6 năm 2008. Trung tâm Nghiên cứu Phát triển ZEF và Viện Khoa học Xã hội miền Nam đồng tổ chức. Đây là bước đầu tiên trong việc Xây dựng nguồn nhân lực của dự án, Giáo sư, tiến sĩ Hans-Dieter Evers đã trình bày các quan điểm và phương pháp mới liên quan đến quản trị tri thức với các đơn vị nghiên cứu Việt Nam. Ngày đầu tiên của hội thảo bàn về các giả thuyết và quan điểm hiện tại của kiến thức đối với sự phát triển và quản lý kiến thức. Ngày thứ hai của hội thảo, song song với việc tiếp thu các quan điểm mới, các nghiên cứu sinh có cơ hội ứng dụng cái mà họ đã học được bằng những bài tập về quản lý kiến thức. Qua đó họ phả trả lời những câu hỏi về cách xây dựng một xã hội tri thức như thế nào.

Hội thảo chung về xây dựng mô hình của dự án WISDOM và IWRM

Vào ngày 10 tháng 6 năm 2008, đối tác của dự án WISDOM, IWRM ở Việt Nam đã khởi động hội thảo về mô hình thủy văn ở Trường Đại học Bochum. 12 nhà khoa học của hai dự án cùng với các nghiên cứu sinh đã gặp gỡ nhau và thống nhất sự tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Hai nhóm làm về mô hình của hai dự án trong lĩnh vực mô hình thủy văn và động lực học về nước của Đồng bằng sông Cửu long thống nhất sẽ cùng nhau làm việc và trao đổi.

Cuộc họp của các giám đốc hợp phần dự án WISDOM

Cuối tháng 5 năm 2008, tất cả giám đốc các hợp phần dự án đã gặp gỡ, trình bày và cùng nhau thảo luận về những hoạt động hiện tại của các hợp phần dự án. Hợp phần dự án 1000, báo cáo về “Quản lý dự án”, sự phát triển của dự án trên mọi phương diện, các thông tin cập nhật. Hợp phần dự án 2000, báo cáo về “Quản lý kiến thức”, các kết quả mới nhất và báo cáo về Việt Nam. Hợp phần dự án 3000, báo cáo về “Thiết kế hệ thống thông tin”, các kết quả và phát triển cập nhật nhất. Hợp phần dự án 4000, báo cáo về “Nguồn nước, hệ thống sông và các nguy cơ liên quan đến nước” và báo cáo về chiến dịch thực địa ở Việt Nam.

Nhóm chuyên gia DLR của dự án WISDOM hướng dẫn các nghiên cứu sinh của dự án IWRM làm việc trong lĩnh vực viễn thám

Giống như dự án WISDOM, dự án IWRM cũng là dự án nghiên cứu hợp tác song phương giữa Việt Nam và Đức. Cả hai dự án đều có cùng mục đích là phối hợp chặt chẽ với nhau để hỗ trợ lẫn nhau, tránh những chồng tréo trong công việc và liên kết cùng nhau trong các hoạt động ví dụ như các buổi hội thảo, seminars và trao đối dữ liệu. Nghiên cứu sinh Sylvia Jaschinski thuộc dự án IWRM ở Trường Đại học Bochum đã làm việc 2 tháng ở Trung tâm Viễn thám của Đức, DFD. Tại đây cô ấy đẫ nhận được những chỉ dẫn tận tình và học những chuyên đề như học thuyết về viễn thám, trước khi xử lý dữ liệu vệ tinh, phân loại đất trọc và đất sử dụng, các kỹ thuật chiết xuất ảnh.

Chuyên gia DLR tổ chức khóa GPS ở Trường Đại học Quốc tế-UNU-EHS cho toàn bộ nghiên cứu sinh của WISDOM

Ngày 18-19 tháng 3 năm 2008, DLR đã tổ chức một khóa đào tạo GPS cho toàn bộ nghiên cứu sinh của WISDOM. Khóa học được thực hiện ở Trường Đại học Quốc tế ở Bonn. Các bài giảng thực hành và lý thuyết trong hai ngày chủ yếu tập trung vào cách sử dụng các đơn vị GPS và xử lý các dữ liệu GPS cần thiết trong hệ thống thông tin địa lý. Những kỹ năng này rất cần thiết cho các nghiên cứu sinh, họ sẽ bắt đầu ứng dụng chúng từ tháng 4 trở đi. Bên cạnh đó, Giáo sư, tiến sĩ Evers đã báo cáo các kết quả đầu tiên về phân nhánh kiến thức và trục chính kiến thức ở Đồng bằng sông Cửu long.

Chiến dịch thực địa của các chuyên gia DLR ở Việt Nam vào tháng 1 năm 2008 và thăm các đối tác phía Việt Nam

Chiến dịch thực địa của các chuyên gia DLR tổ chức từ ngày 7-25 tháng 1 năm 2008. Năm chuyên gia của DLR đến Việt Nam làm việc trong vấn đề quản lý dự án, kỹ thuật xây dựng hệ thống thông tin, đánh giá dữ liệu viễn thám và hỗ trợ việc lấy mẫu nước phân tích. Đoàn chuyên gia cùng với đối tác Việt Nam, điều phối dự án phía Việt Nam, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam đã có rất nhiều trao đổi thảo luận. Hai bên đã tổ chức hội thảo hai ngày về viễn thám tại GIRS-VAST, GIRS-VAST là đối tác phía Việt Nam của dự án.

Chiến dịch thu thập mẫu nước và phân tích quang phổ

Ngày 19 và 22 tháng 1 năm 2008, Viện Khoa học Thủy lợi Miền nam, Công ty Eomap, Đức và các chuyên gia DLR đã thực hiện một chuyến khảo sát trên thuyền ở Sông Cửu long và lấy mẫu. Các mẫu nước để đo độ đục đã được thu thập, hệ số phản xạ quang phổ của nước ở các vùng khác nhau đã được đo đối chiếu với những hiệu chỉnh của các mô hình bắt nguồn từ cấu tạo của nước dựa vào viễn thám, và các mô hình cấu tạo nước, và các phân tích này đã được thảo luận với các đối tác Việt Nam.

UNU đã tổ chức buổi Hội thảo các nghiên cứu sinh WISDOM lần đầu tiên ở Bonn, Đức

Chương trình nghiên cứu sinh là một phần quan trọng của dự án. 15 nghiên cứu sinh từ Việt Nam và Châu Âu sẽ nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu long. Các chủ đề nghiên cứu bao gồm mô hình thủy văn , mô hình chất bảo vệ thực vật, điều tra về các chất phá hủy tuyến nội tiết, phân tích về phương thức kiếm sống và quản trị tri thức đối với GIS và quy hoạch không gian. Các nghiên cứu sinh đã bắt đầu thực hiện luận án vào mùa thu năm 2007. Ở hội thảo, họ đã trình bày về kế hoạch làm việc.

Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.