Thứ sáu 31/10/2014
Cỡ chữ: [-] Văn bản [+]

ZEF/MDI nghiên cứu về quản lý nước ở địa phương mở đầu giai đoạn thực địa cuối cùng

Tiếp theo sau những phối hợp nghiên cứu khởi xướng của ZEF và MDI vào tháng 3 năm 2009, một loạt các cuộc phỏng vấn và PRAs (đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân) đã được tiến hành với chính quyền địa phương ở cả hai cấp, huyện/quận và xã để đánh giá tính đa dạng của các tổ chức quản lý nước ở địa phương trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Sau đó, một số tổ chức được lựa chọn làm đại diện đã được phỏng vấn và tìm hiểu về cơ chế hình thành đang tồn tại có thể được tìm hiểu cặn kẽ hơn.

 

Kết quả sơ bộ của nghiên cứu này cho thấy sự tồn tại đa dạng của các tổ chức địa phương, như các nhóm hợp tác sản xuất, câu lạc bộ nông dân và các tổ chức tín dụng/tiết kiệm. Về lĩnh vực nước, phạm vi hoạt động của các nhóm này bao gồm tưới tiêu, bảo dưỡng công trình thuỷ lợi nội đồng, nước sạch và vệ sinh môi trường cũng như giáo dục sức khỏe liên quan đến nước. Một số nhóm có mối liên hệ gần gũi với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể. Mặc khác còn có những nhóm khác không chính thức hoạt động.

 

 

Hình 1: Nhóm cán bộ địa phương

 

 

Hình 2: PRA với các thành viên của các nhóm cơ sở khác nhau

 

Mặc dù các cơ chế về môi trường đã tạo thuận lợi cho sự hình thành các nhóm cộng đồng trong thập kỷ qua, những nhóm này còn ít được biết về số lượng, vai trò và chức năng trong khu vực nghiên cứu. Hơn nữa, những vấn đề liên quan đến việc quá trình thay đổi lĩnh vực quản lý nước ở địa phương cần phải được đánh giá. Vì vậy, một bảng câu hỏi cho các tổ chức quản lý nước ở địa phương đã được nhóm nghiên cứu thiết kế và phỏng vấn thử vào ngày 30 tháng 11 và 01 tháng 12 năm 2009 tại 4 xã khác nhau ở thành phố Cần Thơ.

 

 

Hình 3: Phỏng vấn một nhóm bơm

 

 

Hình 4: Trên đường đến cuộc phỏng vấn tiếp theo

 

Sau hai ngày phỏng vấn thử , bảng câu hỏi đã được sửa đổi phù hợp và một kế hoạch điều tra đã được sắp xếp. Cuộc điều tra sẽ bắt đầu vào tháng mười hai và sẽ được hoàn tất vào tháng giêng năm 2010. Mẫu điều tra sẽ bao gồm 120 nhóm/tổ, hoạt động tại 8 xã/phường khác nhau trong thành phố Cần Thơ. Kết quả dự kiến của cuộc điều tra sẽ đóng góp cho việc hiểu biết tốt hơn cả về quản lý nước ở cấp cơ sở ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng như mối quan hệ nhà nước – xã hội ở Việt Nam hiện đại từ khía cạnh quản lý nước.

 

 

Hình 5: Phỏng vấn một phụ nữ thuộc nhóm tín dụng nhỏ

 

 

Hình 6: Rà soát bảng câu hỏi

 

Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.