Thứ sáu 31/10/2014
Cỡ chữ: [-] Văn bản [+]

Quản lý kiến thức

Fact sheets provided by ZEF on different topics

The Center of Development Research (ZEF), University of Bonn, has conducted several studies over the past years concerning policies and practices of water resource management in Vietnam and, more precisely, the Mekong Delta. Several outcomes are presented here in brief summaries including references for further reading.

Tác động của Hệ thống Đê bao ở Thành Phố Cần Thơ

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng ngập lũ và lũ gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng đến sinh kế của người dân. Đặc biệt trận lũ lịch sử năm 2000 đã tàn phá mùa vụ canh tác lúa, nuôi trồng thủy sản, nhà cửa và cơ sở hạ tầng trong những vùng bị ngập lũ. Các cấp chính quyền địa phương tại Thành phố Cần Thơ đã xây dựng hệ thống đê bao để đối phó và ngăn chặn các động tiêu cực của lũ từ năm 2004.

ZEF Publication: Vấn đề thi hành pháp luật: Trường hợp Quản lý Nước thải ở Thành phố Cần Thơ

Tóm tắt:

Nhằm đảm bảo sự khai thác, sử dụng một cách hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước, khung pháp lý về lĩnh vực nước ở Việt Nam đang từng bước được hình thành và hoàn thiện trong suốt thập kỷ qua. Khung pháp lý này bao gồm một loạt các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên nước, kể cả quy định về việc xử lý và xả nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và hộ gia đình.

ZEF Publication: Legal Framwork of the Water Sector in Vietnam

Tóm tắt:

Kể từ năm 1986, đặc biệt là những năm đầu của thập kỷ 90, bảo vệ môi trường đã trở thành nguyên tắc hiến định, cụ thể được quy định tại Điều 17 và 29 Hiến pháp năm 1992. Luật Bảo vệ Môi trường đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 đã đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống pháp luật về môi trường ở Việt Nam. Có thể nói, đây là thời điểm mà công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới, phát triển cả về chất và lượng.

ZEF Publication: Tri thức địa phương là nguồn chiến lược: Ngư nghiệp trong vùng ngập lũ theo mùa tại Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Tóm tắt:

Nước ở Đồng bằng sông Cửu Long có ở mọi nơi và đóng một vai trò rất quan trọng đối với người dân nông thôn, cuộc sống của họ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên với nhiều hoạt động sinh kế đa dạng. Bài viết1 này tập trung vào phân tích tương tác xã hội giữa người dân có ruộng (nông dân) và người dân không có ruộng (ngư dân) trong mùa lũ (mùa nước nổi) hàng năm ở góc độ tri thức địa phương.

ZEF Publication: Tín dụng nhỏ cho cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Tóm tắt:

Người dân nông thôn của Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng phải đối mặt với nhiều vấn đề do ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Khoảng một nửa dân số bị thiếu nước sạch quanh năm. Với tập quán vệ sinh và điều kiện vệ sinh môi trường kém làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nước. Ở cấp chính sách, chương trình tín dụng nhỏ trên toàn cầu đã trở thành một công cụ phổ biến để giải quyết những vấn đề như vậy. Bài báo này phân tích tính hiệu quả của chương trình vi tín dụng dành cho việc cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tại vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam.

ZEF Publication: Cảnh quan tri thức nổi bật: cụm tri thức tại TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long

Tóm tắt:

Việt Nam đang trên con đường hướng tới xây dựng nền kinh tế tri thức, trong đó những cụm tri thức đang phát triển như Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò quyết định. Bài báo của chúng tôi cho thấy, cụm tri thức không chỉ có hiệu quả trong việc gia tăng sản lượng tri thức mà còn tác động đến sự tăng trưởng kinh tế của những khu vực này. Sử dụng phương pháp lập bản đồ dựa vào GIS, chúng tôi có thể xác định hai cụm tri thức chính đó là - TP Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ.

ZEF Publication: Quy hoạch hệ thống đê điều: Lý thuyết và Thực hành tại thành phố Cần Thơ, Việt Nam

Tóm tắt:

Quy hoạch hệ thống đê điều đang trở thành một giải pháp kỹ thuật đối phó với lũ lụt thiên tai tại nhiều vùng của các nước đang phát triển, như Đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết này áp dụng lý thuyết về giải pháp điều tiết lũ tổng hợp để hiểu được quá trình lập kế hoạch vốn có trong hệ thống, các cấu trúc thể chế được thành lập và nhận thức xã hội về hệ thống đê điều. Bài viết này dựa trên các cuộc phỏng vấn cá nhân và các tài liệu phụ để tìm hiểu quy hoạch hệ thống đê, Thành phố Cần Thơ như một trường hợp nghiên cứu.

ZEF Publication: Xây dựng cảnh quan tri thức: Phương pháp lập bản đồ dựa vào GIS

Tóm tắt:

Việc xây dựng bản đồ tri thức trình bày trong bài viết này được thiết kế để hiển thị cảnh quan tri thức của thành phố, quốc gia hoặc khu vực. Tài sản tri thức, các tổ chức tạo tri thức và phổ biến tri thức được tham chiếu tới các đối tượng không gian và tích hợp vào GIS.

ZEF - Những kết quả ban đầu của cuộc điều tra về tài sản tri thức

Cuộc điều tra này được thực hiện với mục đích đo lường tài sản tri thức của những tổ chức có liên quan đến tài nguyên nước xét về mặt năng lực cá nhân. Trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn mà những người làm việc cho các viện nghiên cứu, các đại học và giới chức chính quyền địa phương tại Tp. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long có là gì?

Nghiên cứu việc sử dụng nước sinh hoạt ở nông thôn Cần Thơ

Hệ thống cung cấp nước ở các vùng nông thôn của Đồng bằng Sông Cửu Long (sau đây gọi là ĐBSCL) – một khu vực mà nước là tài nguyên phong phú – được xem là đặc trưng bởi sự đa dạng về nguồn nước. Cho dù có được kết nối với một hệ thống đường ống cấp nước hay không, các hộ gia đình nông thôn vẫn có thể sử dụng các nguồn nước khác nhau như nước ngầm, nước sông và nước mưa.

Kiểm soát bão và lũ lụt như sự thích nghi văn hóa

Nghiên cứu nhận thức ở địa phương trong việc kiểm soát mùa lũ ở Đồng bằng Sông Cửu Long (sau đây gọi là ĐBSCL) phân tích về các thói quen sinh hoạt văn hóa và nuôi trồng có thể nuôi dưỡng sự thích ứng với môi trường tự nhiên như thế nào. Thành phố Cần Thơ được xem là một trường hợp đặc trưng thú vị cho việc nghiên cứu do lịch sử định cư riêng biệt của thành phố này.

Khóa tập huấn nâng cao về quản trị tri thức tại Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Khóa tập huấn nâng cao này do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (ZEF) và Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ (SISD), trước đây là Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, đồng tổ chức. Khóa tập huấn diễn ra từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 1 năm 2009 tại trụ sở của SISD ở Tp. Hồ Chí Minh. 20 tham dự viên người Việt Nam tham gia khóa tập huấn nâng cao về quản trị tri thức với tư cách là đại diện cho những đối tác tham gia dự án WISDOM, gồm Trung tâm Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Đại học Công nghệ Thông tin, Đại học Cần Thơ, Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ, và Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam.

Khóa tập huấn đầu tiên về quản trị tri thức tại Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Khóa tập huấn này do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (ZEF) và Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ (SISS) đồng tổ chức. Khóa tập huấn diễn ra từ ngày 16 đến 18 tháng 6 năm 2008 tại trụ sở của SISS ở Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam - Sự phân bố sinh viên, 2006

Như một ví dụ về sự phân tán tri thức và bức tranh tri thức, bản đồ minh họa sự phân bố sinh viên ở đồng bằng sông Cửu Long ở cấp tỉnh. Đây là bản đồ không gian ba chiều và bao gồm góc nhìn nghiêng từ Đông Bắc đến Tây Nam. Khuynh hướng của sự phân bố cũng được chỉ ra trong phần trình bày dưới đây.

Bản quyền © 2010 Bản quyền thuộc Trung tâm Không gian Đức (DLR). Đã đăng ký.